4 biến chứng nguy hiểm khi bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ

Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé mà còn là nguyên nhân khiến bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp; tăng khả năng thiếu canxi; gây mất muối, mất nước; khiến trẻ mắc bệnh rôm sảy, mẩn ngứa…

Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ: Cha mẹ đừng xem nhẹ!

Rất nhiều cha mẹ cho rằng trẻ đổ mồ hôi là chuyện bình thường do thân nhiệt của bé vốn cao hơn người lớn, thêm vào đó là tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tượng bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ không hề bình thường như cha mẹ vẫn nghĩ.

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến cơ thể trẻ suy kiệt, chậm lớn, kén ăn… mà còn gây nên 4 biến chứng vô cùng nguy hiểm:

Mồ hôi trộm có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp

Mồ hôi trộm có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp

+ Trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp:

Tình trạng này diễn ra rất phổ biết, do thời điểm trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm chỉ cần cha mẹ lơ là không kịp thời lau khô người cho bé sẽ khiến mồ hôi trên bề mặt da thấm ngược vào bên trong cơ thể gây nhiễm lạnh dẫn tới ho, viêm phế quản, viêm phổi…

Hệ quả tất yếu trẻ sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày để điều trị, và tác hại của thuốc kháng sinh với cơ thể trẻ sơ sinh chắc các bậc cha mẹ đã biết rõ.

Tham khảo: Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì tốt nhất

+ Tăng nặng tình trạng thiếu hụt canxi:

Canxi trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm sự kích thích của thần kinh, bên cạnh đó canxi còn cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khớp ở trẻ.

Trong khi đó, thành phần của mồ hôi lại chứa canxi nên nếu bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ làm tăng nặng tình trạng thiếu hụt canxi khiến trẻ khó ngủ, hay quấy khóc, són phân, són nước tiểu…

Đổ mồ hôi liên tục khiến trẻ bị mất nước, mất muối

Đổ mồ hôi liên tục khiến trẻ bị mất nước, mất muối

Tham khảo: Cách bổ xung canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ nhanh nhất

+ Gây mất muối, mất nước:

Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ đồng nghĩa các chất điện giải trong cơ thể cũng sẽ bị thiếu hụt khiến làn da trẻ bị khô, nhăn, háo nước, mệt mỏi chán ăn… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước khiến trẻ dễ bị táo bón, suy dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.

+ Trẻ dễ mắc phải viêm da, rôm sảy, mẩn ngứa:

Khi đổ mồ hôi lỗ chân lông của bé giãn ra, ứ đọng các chất cặn bã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây bít tắc lỗ chân lông từ đó sinh ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mụn. Viêm da, rôm sảy, mẩn ngứa… là những bệnh ngoài da trẻ dễ mắc phải khi bị đổ mồ hôi trộm.

3 cách xử lý khi bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ

Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục được khi cha mẹ áp dụng ngay 3 phương pháp đơn giản sau:

Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng hàng ngày

Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng hàng ngày - Bé ra mồ hôi trộm khi ngủ

Đọc thêm: Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho bé

1. Bổ sung vitamin D thường xuyên cho bé

Có 2 cách để cha mẹ bổ sung vitamin D cho trẻ. Thứ nhất là dùng thuốc theo đường uống, với cách này cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn những loại thuốc an toàn, hiệu quả cho bé.

Cách thứ 2 là bổ sung vitamin D bằng cách cho bé tắm nắng hàng ngày. Thời gian tắm nên thực hiện vào trước 8h sáng và sau 5h chiều.

2. Thường xuyên lau mồ hôi cho bé và bổ sung nước đầy đủ

Bé bị ra mồ hôi trộm khi ngủ cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, nên kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên nếu thấy đổ mồ hôi cần dùng khăn xô sạch lau nhẹ nhàng cho da bé khô ráo. Ngoài ra, trước khi đi ngủ mẹ nên mặc cho bé quần áo rộng rãi thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Mặt khác, việc đổ mồ hôi khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải nên cha mẹ cần bổ sung nước kịp thời tùy theo cân nặng và nhu cầu của trẻ.

Cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, đồng thời hạn chế để trẻ tiêu thụ đồ ăn cay nóng

Cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, đồng thời hạn chế để trẻ tiêu thụ đồ ăn cay nóng - Giúp trị mồ hôi trộm khi ngủ cho b é

3. Bổ sung thực phẩm 

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn đủ chất bao gồm: chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, bổ sung nước và ăn những thực phẩm có tính mát như hoa quả, rau xanh, đồng thời hạn chế để trẻ tiêu thụ thức ăn cay nóng vì dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây nổi mụn, rôm sảy, mẩn ngứa…

Ngoài ra, các món cháo như cháo trai, cháo hến, cháo cá quả và canh rau ngót giúp đem lại hiệu quả tuyệt vời trong quá trình điều trị bệnh đổ mồ hôi cho bé.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status