Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là tình trạng rất phổ biến, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe nên cha mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. 

Trước tiên các mẹ cần phải phân biệt được âm thanh khò khè ở trẻ với tình trạng ngạt mũi. Khò khè là âm thanh phát ra do sự tắc nghẽn các đường dẫn khí của tiểu phế quản và phế quản. Do sự tắc nghẽn này nên đã ngăn không cho không khí lưu thông, không khí phải lách qua các khe hẹp nên đã phát ra tiếng khò khè khi thở.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khó chịu

- Do trẻ có đờm trong cổ họng, cơ thể trẻ tăng tiết dịch nên khiến bé dễ bị sặc sữa khi bú mẹ, bé lại không biết khạc như người lớn nên sẽ khò khè ở cổ, bé cũng cảm thấy khó chịu trong người nên hay vặn mình.

- Do bé bị cảm lạnh: đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi làm bé bị nghẹt mũi do dịch nhầy gây ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn, trẻ thở khò khè và vặn mình liên tục.

- Do trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi nhưng lại không biết cách tự xử lý, nếu người chăm sóc bé không để ý vệ sinh mũi giúp bé khiến cho sữa bị giữ lại mũi có thể gây viêm mũi,  tiết dịch nhày, làm cản trở lưu thông đường thở của bé nên khiến bé khó thở và thở khò khè.

- Do hệ thống hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên bé thở khó khăn và tạo ra tiếng khò khè.

- Bé thở khò khè và cựa quậy rất có thể do bị mắc dị vật trong cổ họng, các dị vật này có thể là bẩm sinh khiến bé khó thở nên thường tạo ra tiếng khò khè.

- Ngoài ra rất có thể do bé sơ sinh đang mắc phải một số căn bệnh như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan… làm tăng tiết dịch đờm ở cổ họng, vì thế bé sẽ có triệu chứng thở khò khè, khó thở và trở mình.

hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan

Bệnh hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan khiến bé thởi khò khè khó chịu

Nếu như bé thở khò khè và thường xuyên vặn mình, đỏ mặt nhưng chỉ khoảng 2-3 phút sau tự hết, trẻ vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì đây là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Còn nếu như bé kèm theo các triệu chứng khác như đỏ cau mặt, khó ngủ, mất ngủ, sốt cao, ho nhiều, thở khò khè tăng nặng về đêm đổ nhiều mồ hôi, thức giấc giữa đêm, nôn ói và chậm tăng cân,… thì đây là các dấu hiệu bệnh lý mà mẹ tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua.

Tham khảo: Bé bị sặc sữa thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

Biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình hiệu quả

Rửa mũi sạch sẽ thường xuyên cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý

Rửa mũi sạch sẽ thường xuyên cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con mất ngủ, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Do đó nếu con có biểu hiện vặn mình và thở khò khè thì mẹ cần:

- Rửa mũi sạch sẽ cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý, mẹ nghiêng đầu bé sang một bên rồi rửa mũi, nhỏ khoảng 2-3 giọt hoặc xịt. Như vậy sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy đờm và vi khuẩn, giúp thông thoáng mũi và bé dễ thở hơn.

- Đảm bảo không gian nghỉ ngơi của bé thông thoáng và sạch sẽ, vệ sinh phòng không để bụi bẩn và khói bụi xuất hiện, nhất là khói thuốc lá.

- Trong phòng sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ vừa phải, tránh nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới hô hấp của. Đặc biệt khi bật điều hoà mẹ nên để thêm một chậu nước ở trong phòng để bé tránh bị khô mũi, ngủ ngon.

- Mẹ cũng cần chú ý tới tư thế nằm của bé, không nên kê quá cao đầu, không để trẻ nằm úp người, tránh đắp chăn quá dày cũng khiến bé khó chịu.

Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình diễn ra trong nhiều ngày kèm theo biểu hiện quấy khóc, sốt cao, ho nhiều bỏ ăn, ngủ kém, không tăng cân thì mẹ cần phải đưa con tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được điều trị kịp thời.

Mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho con uống, bởi dùng thuốc kháng sinh bừa bãi không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con mà còn gây nhờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị.

Tìm hiểu thêm:

>>> Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là bệnh gì?

>>> Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi điều trị thế nào tốt nhất

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21