Nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị sặc sữa thở khò khè

Hiện tượng bé bị sặc sữa thở khò khè rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi nó gây ảnh hưởng tới chính sức khoẻ của bé. Để có phương pháp xử lý hiệu quả nhất, trước tiên cha mẹ cần biết nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì. 

Nguyên nhân bé bị sặc sữa thở khò khè

Các chuyên gia cho rằng với những bé sơ sinh, khoảng 1-2 tháng đầu đời hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu chưa phát triển hoàn thiện, lúc này các van trong dạ dày vẫn chưa hoạt động đồng bộ được nên mỗi khi bú bé thường bị nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Chính lượng hơi thừa này không những khiến bé nhanh no, đầy bụng, đầy hơi mà còn dễ làm bé bị ọc sữa.

Đầy bụng, đầy hơi mà còn dễ làm bé bị ọc sữa

Đầy bụng, đầy hơi mà còn dễ làm bé bị ọc sữa

Tình trạng ọc sữa thường xuất hiện trong vài tháng đầu sau khi sinh, bạn chỉ cần cho con bú với lượng sữa vừa đủ, không cho bé bú quá lâu, quá no và cho bú đúng tư thế, chắc chắn tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên nếu như bé liên tục bị sặc sữa, ọc sữa kèm theo hiện tượng thở khò khè giống như bị nghẹt mũi rất có khả năng trẻ đang mắc các bệnh sau:

+ Trẻ bị trào ngược dịch vị từ dạ dày thực quản vào vòm mũi họng: đây là căn bệnh làm tăng tiết đờm nhớt ở thực quản nên khiến bé hay bị ọc sữa và thở khò khè. Nguyên nhân thường là do dạ dày của bé vừa nhỏ lại nằm ngang, vì thế chỉ cần ham bú một chút là sẽ làm gia tăng sức ép lên hệ tiêu hóa của trẻ. Khi dạ dày quá tải sẽ trào ngược sữa lên trên, nếu sữa bị rơi vào đường hô hấp thì sẽ kích thích tiết đàm gây ra tiếng khò khè.

+ Do cơ địa của trẻ bị dị ứng: khi bé có cơ địa dị ứng nếu đường hô hấp gặp phải dị nguyên gây kích ứng sẽ làm gia tăng tiết dịch và gây ứ đọng đờm ở vùng vòm mũi họng, từ đó gây ra triệu chứng khò khè, khiến cho bé bị ngạt mũi, bé phải thở bằng miệng, gây khô niêm mạc họng nên dễ xảy ra hiện tượng ọc sữa.

Tìm hiểu >>> Cách khắc phục bé bị trở sữa hiệu quả

Cách xử lý khi bé bị sặc sữa thở khò khè

Cần phải chú ý tới tư thế bú của con, cần cho bé bú đúng tư thế - Bé bị sặc sữa thở khò khè

Cần phải chú ý tới tư thế bú của con, cần cho bé bú đúng tư thế

Nếu thấy con có hiện tượng sặc sữa kèm theo khò khè thì mẹ cần lưu ý:

+ Vệ sinh sạch sẽ vòm mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày vệ sinh khoảng 2-3 lần, thực hiện đúng cách để không khiến bé khó chịu. Cụ thể mẹ cho bé nằm nghiêng rồi nhỏ nước muối vào lỗ mũi phía trên cho tới khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới là được, sau đó đổi bên làm tương tự như bên kia. Như vậy sẽ giúp làm sạch và thông thoáng mũi, bé dễ chịu hơn và tránh bị viêm nhiễm.

+ Bên cạnh đó mẹ cần phải chú ý tới tư thế bú của con, cần cho bé bú đúng tư thế. Theo đó mẹ nên ưu tiên ngồi cho con bú hơn là nằm, khi ngồi mẹ đặt đầu bé cao hơn chút so với dạ dày để giúp sữa dễ xuống dạ dày và tránh bị trào ngược sữa lên trên. Không nên để trẻ ngửa hẳn hoặc úp vào lòng mẹ khi bú, hãy để bé nằm nghiêng 30 -45 độ là được.

+ Đối với những bé đang bú bình thì mẹ cần đặt bình đúng cách, phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý để tránh làm trẻ bú cả hơi lẫn khí vào bụng. Đồng thời chọn núm vú cao su có các lỗ nhỏ để giúp bé bú chậm hơn, tránh bị bú hơi.

Phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý để tránh làm trẻ bú cả hơi lẫn khí vào bụng

Phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý để tránh làm trẻ bú cả hơi lẫn khí vào bụng để bé không bị sặc sữa

Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

+ Mỗi lần sau khi cho con ti xong, mẹ không được cho con nằm ngay mà hãy bế trẻ 1 lúc, vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi, đẩy khí thừa trong dạ dày ra giúp bé hạn chế được tình trạng ọc sữa.

+ Cho bé nằm ngủ đúng tư thế: để hạn chế tối đa tình trạng bé ọc sữa ra ngoài khi ngủ và tránh thở khò khè mẹ cần cho con nằm đúng tư thế. Cụ thể hãy để đầu bé lên gối, cao hơn độ rộng của vai, tốt nhất nên nằm nghiêng về bên trái. Đồng thời nên thay đổi bên nằm thường xuyên chứ không nên để bé nằm nghiêng mãi một bên.

+ Ngoài ra với trường hợp bé bị sặc sữa thở khò khè nặng, đã áp dụng các cách mà không có hiệu quả thì mẹ hãy cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sỹ sẽ khám, chẩn đoán và có tư vấn điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về uống khi chưa được bác sỹ chỉ định.

Xem thêm: Làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè và ho

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21