Trẻ thở khò khè vào ban đêm không chỉ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn khiến cha mẹ lo lắng không biết trẻ có vấn đề gì? Các mẹ đừng quá hoang mang, hãy tham khảo cụ thể những chia sẻ dưới đây để biết cách giải quyết tốt nhất nhé!
Việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn sơ sinh là rất vất vả và rất quan trọng đối với bất cứ bà mẹ nào. Lúc này bé đang tập thích nghi với môi trường bên ngoài, đặc biệt sức khỏe trẻ còn non yếu, sức đề kháng, miễn dịch của trẻ còn kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Đôi khi chỉ cần sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay sơ ý nhỏ của mẹ cũng có thể khiến bé gặp phải các vấn đề về tiêu hoá cũng như đường hô hấp.
Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè vào ban đêm
Trẻ thở khò khè vào ban đêm do mặc bệnh về hô hấp, phế quản
Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mẹ phải làm gì?
Nếu như vào ban đêm bé nhà bạn mà hay bị thở khò khè thì rất có thể là do:
- Do bé bị bệnh hen phế quản: đây là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ, triệu chứng đặc trưng nổi bật của bệnh chính là khiến cho trẻ sơ sinh bị thở khò khè, tình trạng trở nặng về đêm, đặc biệt là trong lúc bé ngủ. Tình trạng thở khò khè về đêm sẽ càng tăng nặng hơn mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc là do trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng bên ngoài.
- Do phế quản của trẻ có kích thước quá nhỏ: kích thước của phế quản nhỏ cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh thở khò khè về ban đêm. Bởi bé không đủ lượng oxy để thở nên thường tạo ra các tiếng rít, tiếng trẻ thở khò khè khi ngủ.
- Do trẻ sơ sinh chưa biết cách thở bằng đường miệng và mũi, chỉ cần bé có dấu hiệu bị sổ mũi là khiến bé nghẹt mũi và dẫn tới thở khò khè.
- Do bé bị viêm phế quản: khi mắc căn bệnh này, bé thường có biểu hiện bị ho nhiều, sốt cao, tiếng thở to bất thường. Với trường hợp bị viêm phế quản cấp tính thì trẻ sẽ bị ho thường xuyên, khó thở và thở khò khè vào ban đêm. Còn nếu như bé bú kém, da nhợt nhạt tím tái và thở khò khè nhiều hơn có thể bé đang bị viêm phồi cần đưa trẻ đến có sơ y tế để được chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và ho do viêm phế quản gây ho nhiều, sốt cao
- Ngoài ra nếu ban đêm cha mẹ bật điều hoà quá lạnh cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm.
Tuy nhiên dù là vì nguyên nhân gì thì điều đó cũng gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của trẻ, khiến bé khó chịu, khó thở, chậm phát triển, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì thế các mẹ cần phải chủ động xử lý càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu lý do: Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú - Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ thở khò khè vào ban đêm phải làm gì?
Với những bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi mà thường xuyên bị thở khò khè vào ban đêm hay vào lúc ngủ thì cha mẹ nên cho con đến ngay bệnh viện để khám. Tại đây các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh, xác định tình trạng mức độ bệnh, căn cứ vào đó để đưa ra phương án điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con dùng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc tây khi chưa được khám. Thuốc tây tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khoẻ, nếu dùng không đúng hay quá liều sẽ gây tác dụng phụ, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ và gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh về sau này.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần phải chăm sóc con đúng cách, cụ thể:
+ Nên vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ bằng nước muối sinh lý, đây là cách để chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè vô cùng hiệu quả và an toàn. Mũi được rửa với nước muối sẽ sạch hơn, thông thoáng hơn và dễ thở hơn.
+ Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé đúng cách: nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm thì mẹ không nên cho bé nằm gối quá cao, không được để bé nằm úp khi ngủ. Tốt nhất nên nằm nghiêng về bên trái và thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.
Ngoài ra cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng hợp lý, không bật điều hoà quá lạnh về đêm, không để quạt phả thẳng vào mặt của bé. Đồng thời cần đảm bảo không gian sống của bé luôn được sạch sẽ và trong lành.
Tìm hiểu thêm:
>>> Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không - Cách xử lý hiệu quả cho bé
>>> Những Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè - Bé bị bệnh gì và xử lý thế nào?