Trẻ nhỏ mắc mề đay mãn tính có thể gây những biến chứng nguy hiểm như khó thở, sốc phản vệ… nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh mề đay mãn tính là gì?
Nổi mề đay mãn tính ở trẻ em là tình trạng trên da xuất hiện những đám sẩn mụn không đều, màu hồng hoặc trắng, có thể liên kết với nhau theo mảng. Bản chất của bệnh là do mao mạch trên da bị tổn thương bởi các tác nhân gây kích ứng, dẫn đến phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì.
Trẻ bị mề đay mãn tính có thể dẫn đến biến chứng khó thở, sốc phản vệ.
Dựa vào thời gian gây bệnh, nổi mề đay ở trẻ được phân thành 2 dạng:
Mề đay cấp: Xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài dưới 6 tuần.
Mề đay mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần đến nhiều năm.
Trẻ bị mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, nổi sẩn dẫn đến bé bỏ ăn, quấy khóc, khó ngủ, gây cản trở quá trình phát triển.
Xem thêm: Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì tốt nhất?
Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh mề đay mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính ở trẻ, trong đó phải kể đến như các yếu tố như:
Do dị ứng: Trẻ nổi mề đay do ăn các thức ăn dễ dị ứng như sữa đậu nành, trứng, hải sản, hoặc dị ứng với ký sinh trùng, thay đổi thời tiết... Đây là những nguyên nhân chủ yếu và đeo bám dai dẳng nhất.
Thực phẩm dễ dị ứng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay mãn tính ở trẻ.
Các tác nhân vật lý: Nhiệt độ xung quanh quá nóng hoặc quá lạnh, cảm cúm cũng có thể gây nên bệnh nổi mề đay mãn tính.
Nhiễm khuẩn, virus: Dị ứng mề đay mãn tính cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, lông động vật, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa, thậm chí trong sữa tắm trẻ em có độ kiềm cao.
Tác dụng phụ do thuốc điều trị bệnh ngoài da khác: Nếu trước đó trẻ đã từng có tiền sử bệnh ngoài da (chàm sữa, hăm tã, mụn nhọt…) được điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid, aspirin rất dễ có tác dụng phụ xuất hiện bệnh mề đay mãn tính vô căn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân như dị ứng thời tiết, thời tiết lạnh, khô, thức ăn, bệnh viêm mạch, lupus ban đỏ, hoặc do yếu tố cơ địa.
Đọc thêm: Bé nổi mề đay vào buổi tối người bệnh cần làm ngay
Cách chữa mề đay mãn tính ở trẻ nhanh nhất
Khi con xuất hiện mề đay mãn tính tự miễn, cha mẹ cần “thông thái” hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho con, bởi làn da trẻ vốn rất mong manh. Nếu điều trị mề đay mãn tính không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng và dễ tái phát.
Cha mẹ có thể tham khảo 3 cách chữa bệnh mề đay mãn tính dưới đây:
Sử dụng thuốc trị mề đay mãn tính từ dân gian:
Chữa mề đay bằng lá khế:
Lá khế có vị hơi chát, có thể dùng chữa mề đay mãn tính giúp đặc trị những nốt mụn sần, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Cách dùng: Mẹ hái 1 bó lá khế rồi rửa thật kỹ, sau đó đun sôi để nguội rồi tắm cho bé, kết hợp dùng bã lá khế chà lên vùng da bị mề đay để giảm ngứa.
Cách trị mề đay mãn tính bằng lá trà xanh:
Chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa, giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách dùng: Lấy 20g lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước rồi pha nước tắm.
Bài thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính bằng lá kinh giới.
Cách trị bệnh mề đay mãn tính từ lá kinh giới:
Kinh giới tính ấm, vị cay nhẹ, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm. Ngoài ra, kinh giới cũng giúp thải độc tố và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể, do đó có thể điều trị bệnh mề đay khá tốt.
Cách dùng: Rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị mề đay. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Đây là những bài thuốc chữa mề đay mãn tính từ dân gian rất dễ tìm, nhưng nếu quá trình sơ chế không làm sạch kỹ bụi bẩn và côn trùng sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm khi chà xát lên da bé.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa mề đay mãn tính bằng đông y
Thuốc chữa mề đay mãn tính từ Tây y
Cách điều trị mề đay mãn tính bằng Tây y chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng ngứa và phù mao mạch.
Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc kháng Histamine: cetirizine, fexofenadine, loratadine, hydroxyzine… Đây là những loại thuốc thông dụng nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây nên tình trạng li bì, sốt cao, co giật ở trẻ em.
Sử dụng thuốc kháng Histamine dạng bôi để điều trị mề đay.
Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ nổi mề đay do nhiễm khuẩn. Loại kháng sinh thường được dùng là azithromycin.
Thuốc bôi chứa thành phần kháng histamin hoặc corticosteroid.
Những loại thuốc này tuy mang lại hiệu quả nhanh dễ nhận thấy, nhưng khi sử dụng lâu dài rất dễ gây tác dụng phụ như teo da, khô da và tăng nguy cơ tái phát, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa khỏi mề đay mãn tính cho trẻ bằng bột tắm thảo dược.
Hiện nay, xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để chữa bệnh mề đay được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả, và hạn chế tối đa bệnh tái phát.
Theo Bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương khuyến cáo: “Khi trẻ bị bệnh ngoài da, các bà mẹ chỉ nên tắm cho trẻ bằng bột tắm thảo dược, tiêu biểu nhất hiện nay là BỘT PHA NƯỚC TẮM TRẺ EM NHÂN HƯNG.
Bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương khuyến cáo dùng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng trong điều trị mề đay ở trẻ.
Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần gồm Tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, Tinh dầu mùi, sản phẩm có màu hơi vàng, vị hơi đắng nhưng rất an toàn với trẻ do không có chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tẩy rửa, hóa chất kích ứng.
Thậm chí nếu trẻ có bị 1,2 giọt vào miệng cũng không sao vì nó không gây độc”.
Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng có tác dụng làm sạch da, ngăn cản sự phát triển của tất cả các vi khuẩn, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay và hạn chế bệnh tái phát.
Tham khảo:
>>> Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả tại nhà
>>> Bị nổi mề đay phải làm sao để điều trị dứt điểm?