Chườm nóng, uống nước gừng mật ong… là những việc đơn giản mà người bệnh có thể làm ngay khi bị nổi mề đay vào buổi tối để không ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Nguyên nhân gây ngứa nổi mề đay về đêm
Nếu trên da xuất hiện những sẩn đỏ, phù lên, lan rộng tới nhiều vùng da khác trên cơ thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu…
Đây là những dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã bị nổi mề đay vào buổi tối.
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng ngứa nổi mề đay về đêm xảy ra ở rất nhiều người, và nguyên nhân thường do:
Bị nổi mề đay vào buổi tối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ
+ Do khu vực nghỉ ngơi: giường chiếu, chăn màn, quần áo… chưa được vệ sinh sạch sẽ dẫn tới các loại vi khuẩn, bụi bẩn trú ngụ gây mề đay mẩn ngứa.
+ Vào buổi tối nhiệt độ xuống thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
+ Do người bệnh dị ứng với lông động vật chó, mèo hoặc do mùi hương của các loài hoa nở ban đêm hay do côn trùng cắn…
+ Do người bệnh dị ứng với hải sản, trứng, sữa… đã tiêu thụ vào bữa tối.
+ Nổi mề đay vào buổi tối còn do chức năng gan bị suy giảm khiến chất độc không thể đào thải khỏi cơ thể gây ngứa.
+ Do người bệnh bị tác dụng phụ từ các loại thuốc như: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc tránh thai…
Tham khảo: Cách chữa mề đay bằng lá khế đơn giản tại nhà
Những việc cần làm ngay khi bị mề đay vào buổi tối
Bị nổi mề đay vào buổi tối không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Vì vậy bất cứ ai cũng muốn tìm cách để đẩy lùi cơn ngứa cùng những sẩn phù xấu xí trên da. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh hãy áp dụng ngay những phương pháp tự nhiên dưới đây:
Chườm nóng lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy
1.Chườm nước nóng
Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, thay vì “gãi cành cạch” càng gãi càng ngứa, người bệnh nên chuẩn bị ngay 1 túi chườm hoặc chai thủy tinh đổ đầy nước ấm và chườm lên vùng da bị nổi sẩn.
Nước ấm giúp cho các mao mạch giãn nở, lưu thông tuần hoàn máu tốt từ đó hạn chế tình trạng ngứa và nổi sẩn trên da. Lưu ý không chườm nước quá nóng gây bỏng rát.
2. Uống nước gừng pha với mật ong
Gừng và mật ong là 2 nguyên liệu có tác dụng làm ấm cơ thể từ đó giảm nhanh các triệu chứng khi bị nổi mề đay vào buổi tối.
Cách làm rất đơn giản, người bệnh dùng 1 miếng gừng nhỏ, đập dập pha với 50ml nước nóng, tiếp tục cho thêm 2 thìa mật ong, trộn đều hỗn hợp sau đó uống ngay khi còn ấm.
Lá khế hoặc lá kinh giới sao nóng, chườm lên vùng da bị nổi mề đay
3. Chườm lá khế hoặc lá kinh giới
Nếu lá khế và lá kinh giới có sẵn trong vườn nhà, bạn hãy lấy ngay 2 loại lá này, rửa sạch sau đó sao khô lên cho lá héo, dùng lá đã sao bọc trong 1 miếng vải sạch sau đó chườm nhẹ nhàng vào vùng da bị nổi mề đay sẽ thấy hiệu quả giảm ngứa tức thì.
Khi đã áp dụng các phương pháp tự nhiên trên mà mề đay vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Da nổi hột như da gà và ngứa có nguy hiểm không?
Cách phòng tránh ngứa nổi mề đay về đêm
Nếu người bệnh thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi tối, hãy phòng ngừa hiện tượng này bằng cách:
Vệ sinh giường ngủ sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
+ Vệ sinh phòng ngủ, chăn màn, giường chiếu sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
+ Không ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: hải sản, sữa, trứng… đồng thời tránh xa các loại hóa chất, lông động vật, môi trường ô nhiễm…
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày với Bột tắm Nhân Hưng để gia tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa.
+ Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh nóng quá hay lạnh quá.
+ Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… vào buổi tối.
+ Uống đủ nước để tăng khả năng đào thải của cơ thể.
Đọc thêm: Trẻ nổi mề đay có được tắm không?
>>> Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu và làm sao để nhanh hết