Trẻ là đối tượng có làn da nhạy cảm và mỏng manh nhất, bất cứ tác nhân nào cũng có thể làm cho làn da trẻ dễ bị dị ứng, dẫn đến việc nổi các mẩn đỏ, mề đay,… trên cơ thể. Khi bé bị nổi mề đay khắp người, việc đầu tiên là cần xác định nguồn phát làm cho bé bị dị ứng, quan sát diễn biến và biểu hiện của bé.
Nếu tình trạng không được cải thiện sau khi đã sử dụng một số biện pháp điều trị tại nhà, cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kịp thời điều trị.
Bé bị nổi mề đay khắp người cần xác định nguồn cơn gây ra bệnh
Khi bị nổi mề đay, bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, bỏ ăn và quấy khóc liên tục. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể trạng và tâm lý của bé.
Việc da bé bị nổi mề đay do dị ứng chứng tỏ sức đề kháng của cơ thể vẫn còn rất yếu, do đó cần sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừa, tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân bé bị nổi mề đay khắp người
Bệnh nào cũng vậy, muốn chữa được bệnh thì cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh mà có hướng điều trị đúng. Nổi mề đay cũng vậy, phụ huynh cần bình tĩnh xem xét các yếu tố dẫn đến việc bé bị nổi mề đay như sau:
- Bé có thể bị dị ứng thời thiết lúc đất trời giao mùa.
- Có khả năng bị di truyền từ chính bố mẹ, ông bà hay người thân trong gia đình.
- Bé bị côn trùng ngoại lai cắn hay chích. Với người lớn những loại côn trùng này không đến nổi nguy hiểm, nhưng bé có làn da rất mẫn cảm nên những chất độc có trong côn trùng sẽ làm cho da bé bị dị ứng và nổi mề đay.
- Những thành phần có trong sữa mẹ hoặc các loại thực phẩm bé ăn có thể chứa chất dị ứng. Nếu chuyện này xảy ra thường xuyên thì cần xem xét lại và loại bỏ nó trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả mẹ và bé.
- Ngoài ra, trong lúc vui chơi, bé có thể tiếp xúc với các đồ vật mà vô tình có chứa chất gây dị ứng. Phụ huynh cần xem xét đến vấn đề này, thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các vật bé tiếp xúc hàng ngày một cách sạch sẽ nhất.
Cách giúp bé hết nổi mề đay khắp người
- Xác định nguồn phát gây ra dị ứng và loại bỏ nó khỏi hoạt động hàng ngày của bé.
- Luôn giữ cơ thể bé sạch sẽ, tránh những viêm nhiễm trên da bị nặng thêm do tiếp xúc với vi khuẩn.
Đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện nếu tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm
>>> Đọc thêm: Nổi mẩn ngứa thành từng mảng là bệnh gì?
- Khi tắm bé, lưu ý pha nước đủ ấm, tránh nóng quá làm tổn thương da bé, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như xà phòng, bột pha nước có chiết xuất thiên nhiên, tránh thành phần hoá học vì sẽ làm trầm trọng thêm bệnh.
- Quần áo cho bé cũng phải chú ý, chỉ chọn chất liệu vải bông mềm, thoáng khí và rộng rãi để bé cảm thấy thoải mái dễ chịu.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch non nớt của bé, giúp đẩy lùi dị ứng nổi mề đay.
Những biện pháp trên chỉ giúp làm giảm triệu chứng nổi mề đay ở trẻ, nếu sau vài ngày mà không bớt hay tình trạng ngày càng nặng thêm, cần nhanh chân đưa bé đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng một số sản phẩm bảo vệ da bé có chiết xuất thảo dược thiên nhiên, giúp làm sạch da bé một cách tự nhiên, an toàn và mang đến cho bé cảm giác thoải mái nhất.
>>> Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian ai cũng thành công