Mề đay là một dạng bệnh lý dị ứng phổ biến ở trẻ em khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, nên rất dễ kích ứng với các tác nhân bên ngoài. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện dày đặc của các nốt sần mề đay ở khắp nơi trên cơ thể của trẻ, thông thường sẽ kèm theo biểu hiện ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và cả bố mẹ, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mề đay mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh lý do dị ứng phổ biến hiện nay
Các mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em sau đây để đạt hiệu quả tối ưu khi điều trị tại nhà:
Bước 1: Xác định nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện đặc trưng.
Khi trẻ xuất hiện các nốt sần mề đay một cách bất thường, cần xem xét trước đó khoảng 24 tiếng trẻ có ăn uống hay tiếp xúc với những tác nhân lạ nào hay không. Các tác nhân gây bệnh đó có thể kể đến như sau: thực phẩm trẻ ăn, sữa mẹ, đồ vật xung quanh, thuốc, thời tiết, côn trùng,… Nếu vẫn không thể tìm ra nguyên nhân, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
ĐỌC THÊM: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bị bệnh gì
Tìm hiểu thủ phạm khiến trẻ nổi mề đay khắp người
Một số biểu hiện đặc trưng như sau:
- Ngứa trên da: Đây là biểu hiện đầu tiên đặc trưng nhất khi trẻ bị nổi mề đay, trẻ sẽ gãi liên tục, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương da và rất dễ bị nhiễm trùng.
- Nổi các nốt sần khắp người: Thường xuất hiện không cố định ở vị trí nào cả, hình dạng có thể tròn hoặc không đều, kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm, màu sắc cũng sẽ khác ở vùng rìa và trung tâm của nốt sần. Thường thì các nốt sần có khả năng phát triển thành mảng lớn, nhưng sẽ lặn đi trong thời gian ngắn và không bị tổn thương da nếu không gãi.
Tham khảo: Bệnh mề đay có lây không?
Bước 2: Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng và làm giảm triệu chứng:
Khi xác định được tác nhân gây dị ứng, cần cách ly trẻ khỏi tác nhân đó ngay lập tức. Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ hoá chất nào trong hoạt động hàng ngày như: sữa tắm, dầu gội, phấn rôm, … vì nó sẽ làm nặng hơn triệu chứng.
Cách ly và vệ sinh trẻ đúng cách sẽ giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay
Nếu trẻ bị dị ứng do côn trùng cắn hay dị ứng với môi trường xung quanh thì cần dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trong nhà, giặt giũ chăn ga gối nệm,… Không cho trẻ gãi lên vùng da bị nổi mề đay và đeo bao tay cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
Bước 3: Điều trị nổi mề đay bằng bột tắm thảo dược thiên nhiên:
Sử dụng bột tắm thảo dược thiên nhiên tắm rửa cho bé hàng ngày, tiêu biểu là sản phẩm bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng, mỗi lần dùng thì pha 1 gói với nước ấm để tắm hay lau mình cho trẻ. Với thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn, tiện lợi, hiệu quả và không gây tác dụng phụ, mẹ nên dùng tắm cho trẻ liên tục trong vòng vài ngày thì tình trạng nổi mề đay của trẻ sẽ cải thiện rõ rệt.
Tham khảo:
>>> Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?
>>> Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì? nhanh khỏi