Những điều cần biết về dị ứng thời tiết nổi mề đay

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là gì? Vì sao lại mắc phải? Triệu chứng nhận biết ra sao? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Đây là những thắc mắc mà rất nhiều người bệnh đang cần tìm kiếm câu trả lời.

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là gì?

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi bất thường của thời tiết, nhiệt độ (nóng quá hoặc lạnh quá). Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, ngứa, mề đay… theo những cấp độ khác nhau. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn

Vì sao người bệnh bị dị ứng thời tiết nổi mề đay?

Những người có hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn là đối tượng có thể mắc phải dị ứng thời tiết nổi mề đay. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt các tế bào bạch cầu nhằm chống lại các yếu tố kích ứng từ nhiệt độ môi trường bên ngoài tác động tới cơ thể. Ngoài ra, cơ chế sản sinh histamin cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch gây ảnh hưởng nhất định tới tình trạng dị ứng thời tiết tiết nổi mề đay.

Dị ứng thời tiết nổi mề đay liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch

Dị ứng thời tiết nổi mề đay liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch

Tham khảo: Viêm da dị ứng thời tiết xử lý thế nào?

Triệu chứng nhận biết?

Nếu xuất hiệu những dấu hiệu dưới đây có thể người bệnh đã mắc phải dị ứng thời tiết nổi mề đay:

+ Da ửng đỏ, ngứa dai dẳng, càng gãi càng ngứa: Dấu hiệu nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh.

+ Nổi mề đay: Cơn ngứa dai dẳng chỉ là “màn dạo đầu” cho dấu hiệu nổi mề đay xuất hiện. Lúc này trên da sẽ gồ lên từng mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng.

Dấu hiệu điển hình của dị ứng thời tiết nổi mề đay

Dấu hiệu điển hình của dị ứng thời tiết nổi mề đay

Đọc thêm: Cách xử lý dị ứng hóa chất gây ngứa an toàn nhất

+ Khó thở, huyết áp giảm: Đây là những triệu chứng của mề đay cấp tính. Trong trường hợp này người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để xử lý tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

+ Phát ban: Da trở lên sần sùi, ngứa ngáy và khó chịu. Đây là dấu hiệu thường gặp với những người bị dị ứng thời tiết nổi mề đay. Với những trường hợp nặng còn gây mệt mỏi, tụt huyết áp, càng gãi sẽ càng khiến phát ban lan rộng và nặng hơn.

+ Viêm mũi dị ứng: Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh dị ứng thời tiết với biểu hiện khô vùng mũi họng, ngứa ngáy, mắt khó chịu, hắt hơi, sổ mũi, khó thở… theo từng đợt, kéo dài từ 20-30 phút. 

+ Ho, đau đầu: Dị ứng thời tiết còn khiến người bệnh bị ho, đau đầu do các mạch máu não giãn ra. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ kéo dài trong một thời điểm nhất định.

Người bệnh nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là bệnh không thể chữa trị dứt điểm vì liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người, vì vậy người bệnh chỉ có thể kết hợp kiêng khem, giữ gìn cơ thể với áp dụng các biện pháp điều trị đi kèm để kiểm soát bệnh.
Theo đó người bệnh nên áp dụng các phương pháp sau:

Thuốc tây y trị dị ứng thời tiết cần sử dụng theo đơn của bác sĩ

Thuốc tây y trị dị ứng thời tiết cần sử dụng theo đơn của bác sĩ

Tham khảo: Cách điều trị mẩn ngứa khắp người ở trẻ tốt nhất

+ Điều trị bằng thuốc tây y: Thuốc kháng histamin thế hệ 1 và thế hệ 2 là những loại thuốc có khả năng điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay. Tùy vào triệu chứng, mức độ phát ban, mẩn ngứa của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Với những trường hợp bị nặng, có biểu hiện phù mạch (sưng môi, sưng mặt, sưng mắt…) sẽ được chỉ định dùng thuốc corticoid để giảm triệu chứng. 

Khoai tây, chanh mật ong hay lá khế đều có tác dụng giảm triệu chứng của dị ứng thời tiết

Khoai tây, chanh mật ong hay lá khế đều có tác dụng giảm triệu chứng của dị ứng thời tiết

+ Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng các phương pháp dân gian như: 

•    - Dùng khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng mề đay 2 lần/ngày. 

•    - Uống nước chanh pha mật ong vào buổi sáng để cải thiện hệ miễn dịch

•    - Tắm nước lá khế.

+ Kiểm soát bệnh bằng cách tránh xa dị nguyên gây bệnh: mặc ấm khi trời lạnh, làm mát thân nhiệt khi trời nóng… Đồng thời tăng cường bổ sung rau củ quả chứa nhiều vitamin A, D3, C, hạn chế tiếp xúc với khói, bụi, ô nhiễm, tránh xa đồ uống có cồn…

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên tắm bằng Bột tắm Nhân Hưng hàng ngày để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ.

+ Nếu triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay tăng nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tham khảo:

>>> Kiến thức bệnh mề đay mãn tính người bệnh cần biết

>>> Bị nổi mề đay vào buổi tối cần làm gì?

>>> Trẻ nổi mề đay có được tắm không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21