Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là do đâu? Điều trị thế nào?

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là triệu chứng khá phổ biến hiện nay ở trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu? Điều trị như thế nào để cho mau khỏi? Để nắm rõ hơn về điều này, các mẹ nên tham khảo những chia sẻ dưới đây, qua đó chủ động sớm đưa ra giải pháp giúp con nhanh chóng bình phục.

Bạn nên biết rằng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất non yếu, vì thế rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virut. Thậm chí chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ví dụ như sổ mũi, ho, ho có đờm, sốt, quấy khóc, thở khò khè… Đặc biệt tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé mà còn khiến mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi  có thể do trào ngược dạ dày thực phản

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi  có thể do trào ngược dạ dày thực phản

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là do đâu?

- Các chuyên gia y tế cho rằng nếu như bé thở khò khè không kèm theo triệu chứng bị chảy nước mũi thì rất có thể là do trẻ đang bị trào ngược dạ dày thực quản, dị vật nằm trong phổi, tim... có những trường hợp bị ngạt mũi sơ sinh, viêm phổi viêm phế quản, hen suyễn, cảm cúm... 

- Bởi hầu hết các trường hợp khò khè do viêm đường hô hấp thì sẽ thường kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, có đờm. Còn trường hợp không chảy nước mũi thì thường là do trào ngược dạ dày, các bệnh lý về đường thở như hen suyễn, lao phổi kéo dài hay polip dị tật bẩm sinh ở phế quản.

- Thông thường khi trẻ bú mẹ thì sữa sẽ từ miệng đi qua thực quản và xuống dạ dày, đây là một cấu trúc giống như ống. Ở dưới của thực quản, tức là chỗ nối với dạ dày sẽ có một vòng cơ tròn được gọi là cơ thắt thực quản dưới, chúng có chức năng mở để thức ăn và sữa đi xuống, sau đó chúng đóng lại để ngăn không cho thức ăn và acid vào lại thực quản.

Sau 10 phút vỗ nhẹ lưng ợ hơi sau mỗi cữ bú của bé

Sau 10 phút vỗ nhẹ lưng ợ hơi sau mỗi cữ bú của bé

- Tuy nhiên khi vòng cơ này có vấn đề, chúng không đóng hoàn toàn hoặc là không mở ra đúng lúc sẽ khiến cho chất lỏng cùng các thức ăn bị trào ngược lên thực quản.

- Tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản này xảy ra có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, không bị giảm sút cân, không sốt thì mẹ không cần lo lắng bởi đó có thể là dấu hiệu sinh lý do bé bị ọc sữa và trớ sữa gây ra. Chỉ sau khoảng vài tháng là bé sẽ tự điều chỉnh lại được và hết khò khè.

Tuy nhiên nếu như bé không chịu bú, bé thường xuyên khóc, bé cong cổ và lưng, thường bị khò khè thường xuyên, hay bị nôn mạnh phun thành vòi và không tăng cân, người gầy sút đi thì đó là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này acid trong dạ dày sẽ trào ngược lên trên làm tổn thương thực quản khiến bé khó chịu không muốn ăn uống, quấy khóc liên tục.

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi này kéo dài sẽ khiến bé đau tức ngực, cảm thấy mệt mỏi, chậm phát triển. Đặc biệt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như hen suyễn(bệnh này khá nhạy cảm nhất là khi bé tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc), bệnh lao phổi, bệnh lý hô hấp mạn tính hoặc là bệnh viêm phổi tái phát… rất nguy hiểm.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là bệnh gì?

Những nguy hại khi bé bị thở khò khè nhưng không có nước mũi gây ra

- Bé khó thở và ngủ không sâu giấc ảnh hưởng tới sự phát triển

- Lười ăn và chậm tăng cân

- Nhịp thở khó khăn khiến bé mệt mỏi và hay quấy khóc

- Bộ phận môi, lưỡi tím tái chứng tỏ đường huyết thiếu oxi

- Có thể bị hôn mê sâu nếu bé bị viêm phổi hoặc các vấn đề về phổi

Chạy khí dung nếu tình trạng bé bị thở khò khè kéo dài không được xử lý kịp thời

Trào ngược dạ dày thường là nguyên chính khiến trẻ sơ sinh thở khò khè mà không có nước mũi

Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ - nguyên nhân và cách điều trị

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi phải làm sao?

- Với những bé bị khò khè do trớ sữa hay ọc sữa thì mẹ không nên quá lo lắng. Với trường hợp này mẹ chỉ cần cho con bú ít đi một chút, chia thành nhiều bữa bú, mỗi lần chỉ bú 1 lượng sữa vừa phải, không được bú quá no sẽ tránh bị trào ngược. 

- Bên cạnh đó sau khi bé bú xong thì mẹ không nên cho bé nắm ngay, hãy ẵm trẻ ít nhất tầm 10 phút để xuôi xữa, có thể vỗ lưng ợ hơi sau mỗi cữ bú. 

- Đồng thời cần cho bé nằm đúng tư thế, khi cho bé nằm thì nên đặt đầu bé cao hơn 1 chút để tránh trào sữa. Nhất là vào ban đêm, mẹ có thể cho con nằm nghiêng sang bên trái để làm rỗng dạ dày nhanh hơn, bé sẽ không bị trào thức ăn ra ngoài.

- Các mẹ nên hút, rửa mũi cho bé ngày 1-2 lần để làm sạch gỉ mũi và sữa có trong mũi bé do bé bị sặc sữa lên mũi khi nôn trớ. Mẹ không nên lạm dụng nước muối sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc mũi và gây tăng tiết nhiều đàm nhớt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè ở trẻ nặng hơn.

- Ngoài ra để yên tâm thì mẹ có thể cho con đi khám để được bác sỹ tư vấn cách điều trị.

Tóm lại: Đối với tình trạng bé bị thở khò khè nhưng không có nước mũi ngoài nguyên nhân chính là trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi viêm phế quản, Cảm cúm thì bố mẹ cần kiểm tra xem gia đình có ai tiền sử về hen suyễn, lao phổi mạn tính không. Nếu tình trạng bé thở khò khè không có nước mũi kéo dài cần đưa bé tới các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời cho bé

Đưa bé tới các cơ sở y tế nhi khoa hoặc các bệnh viện chuyên nhi khám chữa cho bé nếu tình trang bé thở khò khè không có nước mũi kéo dài

Đưa bé tới các cơ sở y tế nhi khoa hoặc các bệnh viện chuyên nhi khám chữa cho bé nếu tình trang bé thở khò khè không có nước mũi kéo dài

Bài viết liên quan:

 >>> Tìm hiểu Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình mẹ nên làm gì?

 >>> Nguyên nhân Trẻ sơ sinh thở khò khè vào ban đêm là gì

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21