Phân biệt triệu chứng phỏng dạ với tay chân miệng ở trẻ em

Tương tự như bệnh phỏng dạ, bệnh chân tay miệng cũng có những dấu hiệu khá giống nhau nên dễ gây nhầm lần. Đó là lí do cha mẹ cần phân biệt chính xác hai loại bệnh này để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Bệnh phỏng dạ - kẻ thù số 1 của trẻ em

Bệnh phỏng dạ bỏng dạ hay còn gọi là thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoter gây ra, với khả năng lây lan cực cao, dễ bùng phát thành dịch. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi do hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện, nếu trong lớp học của con bạn có một học sinh phỏng dạ thì con bạn cũng sẽ có nhiều nguy cơ dễ mắc bệnh hơn.

Những biểu hiện của bệnh phỏng dạ đầu tiên là mệt mỏi, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng, xuất hiện các nốt ban đỏ ở mắt, đầu sau đó lan ra toàn thân.

 Trẻ em là đối tượng bị bệnh phỏng dạ cao nhất

Trẻ em là đối tượng bị bệnh phỏng dạ cao nhất

Dấu hiệu phỏng dạ dễ nhận biết nhất là nổi mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân trong 12 - 24 giờ. Mụn nước có đường kính từ 1 - 3mm, chứa dịch trong dễ nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng. Trường hợp nặng, tình trạng mụn phỏng dạ bị viêm, mụn nước sẽ to hơn hoặc khi bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục do chứa mủ.

Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Những biểu hiện của bệnh bỏng dạ kéo dài từ 7 - 10 ngày và rất dễ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng hoặc lây qua đường hô hấp. Đáng chú ý, bệnh có thể lây lan trước khi người bệnh có biểu hiện xuất hiện mụn nước và khi mụn nước đã khô trong vòng 3 tuần. 

 Những triệu chứng bệnh phỏng dạ thường gặp là xuất hiện mụn nước ở mặt và toàn thân

Những triệu chứng bệnh phỏng dạ thường gặp là xuất hiện mụn nước ở mặt và toàn thân

Tuy là bệnh lành tính nhưng phỏng dạ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể, các nốt mụn nước sau khi vỡ có thể gây lở loét, nhiễm trùng, gây viêm não, viêm màng não, viêm phổi thủy đậu, viêm thận và viêm cầu thận cấp…

Đặc biệt, những triệu chứng bệnh phỏng dạ có một số tương đồng với bệnh tay chân miệng xảy ra ở trẻ em đó là đều xuất hiện những nốt ban và kèm theo sốt. Cả hai bệnh này đều có thể lây từ người này sang người khác rất dễ dàng.

Phân biệt triệu chứng bệnh phỏng dạ và tay chân miệng ở trẻ em

Phỏng dạ và tay chân miệng có nhiều biểu hiện bệnh giống nhau nhưng vẫn có những điểm khác nhau rõ rệt, bạn vẫn có thể phân triệu chứng bỏng dạ và tay chân miệng bằng những đặc điểm sau đây:

 Phân biệt triệu chứng bệnh phỏng dạ với tay chân miệng

Phân biệt triệu chứng bệnh phỏng dạ với tay chân miệng

- Về thời gian mắc bệnh: Bệnh phỏng dạ có số ca bệnh tăng cao vào mùa đông xuân hàng năm và kéo dài cho tới hết mùa xuân trong khi bệnh tay-chân-miệng có hai thời điểm bùng phát dịch trong năm là tháng 3-5 và tháng 9-11.

- Về lứa tuổi mắc bệnh: Bệnh phỏng dạ chủ yếu gặp ở trẻ em từ 1-14 tuổi (90%), trong đó hay gặp nhất ở trẻ từ 2-8 tuổi. Trong khi bệnh tay-chân-miệng chủ yếu gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi.

- Về đường lây truyền:

+ Bệnh phỏng dạ lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp, qua đường không khí từ các giọt nhỏ đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc chất dịch của nốt phỏng.

+ Bệnh tay chân miệng do các vi rút đường ruột gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, đường hô hấp, từ các nốt phỏng, nước bọt. Hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà.

- Về nốt ban dạng phỏng nước:

+ Các triệu chứng bỏng dạ ban mọc nhiều giai đoạn, có thể ban đỏ, nốt sần, phỏng nước trong, phỏng nước đục, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau. Ban mọc khởi điểm ở thân (thường là lưng), sau đó lan toàn thân, đầu mặt và tay chân. Nốt phỏng nước gây cảm giác ngứa, đau, nhức rất khó chịu.

+ Nốt phỏng nước trong bệnh tay-chân-miệng không ngứa không đau. Ban đỏ, có mụn nước hình bầu dục và mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông. Đặc biệt nốt phỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng, họng khiến trẻ tăng tiết nước bọt, biếng ăn, lười bú và quấy khóc.

Đọc thêm: Bị phỏng dạ có được tắm không

Phương pháp phòng ngừa bệnh phỏng dạ lúc thời tiết giao mùa

Bệnh phỏng dạ thường xuất hiện vào những lúc thời tiết chuyển mùa, không khí nóng cộng thêm nhiều độ ẩm là môi trường tuyệt vời cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút, trong đó có vi rút Varicella Zoter. Đặc biệt trẻ em là đối tượng hệ miễn dịch còn non nớt nên rất dễ mắc phải phỏng dạ.

Điều bạn cần làm để phòng ngừa bệnh phỏng dạ cho con là:

+ Hạn chế đi đến nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh tăng cao, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, nếu cần tiếp xúc phải đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân. Vệ sinh nhà ở thông thoáng, sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân thường xuyên và nâng cao ý thức rửa tay bằng xà phòng cho mọi người và cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ.

+ Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã; sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

 Cho bé rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh phỏng dạ

Cho bé rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh phỏng dạ

+ Khi phát hiện trẻ bị phỏng dạ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ bị sốt cần có phương pháp hạ sốt đúng cách, an toàn và hợp lý, nếu trẻ sốt cao và không hạ khi áp dụng phương pháp hạ sốt cho trẻ như chườm ấm, cho dùng thuốc hạ sốt thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở ý tế để được thăm khám kịp thời. Trong một lớp học, nếu phát hiện có từ 2 trẻ mắc bệnh trở lên, cần cho trẻ bị bệnh nghỉ học 10 ngày, thông báo cho phụ huynh và cán bộ y tế đồng thời thực hiện các biện pháp khử khuẩn phòng học, nền nhà, đồ dùng.

+ Để phòng bệnh phỏng dạ cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị phỏng dạ cần cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan sang trẻ khác. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra bội nhiễm, biến chứng. Lưu ý giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

Tham khảo:

>>> Trẻ bị phỏng dạ bôi thuốc gì không để lại sẹo

>>> Mắc bệnh thủy đậu có kiêng gió không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
0.5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21