Bong tróc và tiếp tục lây lan ra các vùng khác, gây viêm ngứa rát, viêm da và thậm chí là sốt nhẹ… là những biến chứng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khi bị mụn nước. Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh mọc mụn nước mẹ tuyệt đối đừng chủ quan, lơ là nhé.
Dấu hiệu cho thấy bé bị mụn nước
Là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mụn nước có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể trẻ như ở mặt, đầu, lưng, tay chân và mông. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mụn nước bao gồm: Bé xuất hiện những nốt nhỏ (bọc mụn) mọc lên riêng lẻ hoặc từng cụm.
Bên trong mụn là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, đôi khi có mủ hoặc máu. Quanh mụn da thường thâm hoặc rộp đỏ lên. Mụn nước có thể vỡ ra, khô dần tạo thành một lớp vỏ và dần bung ra.
Rất nhiều trẻ sơ sinh phải “làm bạn” với mụn nước
Mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn. Khi bị mụn nước, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nóng hoặc rát đỏ gây đau, dẫn đến tình trạng chán ăn, dễ cáu kỉnh và hay quấy khóc. Đặc biệt, mụn nước rất dễ lây lan và phát tác trở lại.
Căn nguyên khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Theo các chuyên gia, mụn nước ở trẻ sơ sinh cũng là một dạng bệnh lý về da nên không thể tránh khỏi nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc vi rút. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này ở trẻ, ngoài ra sốt (khiến hệ miễn dịch suy giảm), bị côn trùng đốt, mệt mỏi, stress, bỏng hoặc cháy nắng, do ma sát (đeo vòng tay) hoặc chấn thương… cũng là những tác nhân làm gia tăng việc mọc mụn nước ở trẻ sơ sinh.
Triệt hạ mụn nước ở trẻ sơ sinh cực dễ dàng
Do sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn và lây bệnh, do đó, bé càng cần được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng, đặc biệt cần hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng ốm, sốt hoặc các bệnh lý về da trong khoảng 3-4 tuần tuổi.
Tuy nhiên đó là điều không hề đơn giản, vì thực tế có bé mới được 14 ngày đã bị nổi mụn nước ở hai cánh tay. Mới đầu mụn nhỏ, sau bọc nước cứ phồng lên, to dần và có màu hơi ngà vàng nhìn rất tội.
Chăm sóc con cẩn trọng cũng là cách để hạn chế tình trạng mụn nước ở trẻ
Khi phát hiện con bị mọc mụn nước, việc trước tiên là cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh để tìm cách xử lý kịp thời. Quan trọng nhất vẫn là việc giữ gìn vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo cho con thường xuyên.
Cần lưu ý không nên quấn, ủ con quá kỹ khiến bé bị nóng, tăng nhiệt. Mẹ có thể giảm nguy cơ bùng phát, lây lan của mụn nước bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi như: hồ nước, acyclovir, penciclovir, docosanol (Abreva)…
Nếu thấy các nốt mụn nước không có dấu hiệu thuyên giảm mà lại có nguy cơ lan ra các vùng lân cận (vùng mắt, lưỡi, cổ họng, bên trong má, bộ phận sinh dục…) hoặc mụn phát triển to hơn, đỏ rát, bong tróc hơn trên diện rộng đồng thời xuất hiện:
- Co giật, sốt, bé đau đớn, bú kém, mệt mỏi,… cần ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn nặng (thủy đậu, chóc lở, chàm sữa, viêm da,…).
Càng để lâu hoặc tiếp tục tự ý chữa trị sẽ có thể gây tổn hại nặng đến làn da, đến não và các nội tạng; thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Có thể thấy trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là tình trạng khá phổ biến và dễ xử lý nhưng nếu lơ là, chủ quan thì bệnh rất dễ lây lan, khó kiểm soát và gây ra những hậu quả nặng nề.
Trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, hạn chế các yếu tố khiến bé bị căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, mẹ nên sử dụng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần: Tinh chất Hoàng liên, Berberin, Tinh dầu mùi… Bột tắm Nhân Hưng giúp làm sạch da, kháng khuẩn, kháng nấm, khử mùi, chống viêm, giảm ngứa và có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy và hăm da ở trẻ nhỏ.
Đọc thêm:
>>> Trẻ bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao