Nguyên nhân và cách khắc phục nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường khác với trẻ nhỏ và người lớn, vì thế nếu không phát hiện sớm và xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho bé.

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ sẽ thấy các biểu hiện đặc trưng như lưỡi và nướu hay môi xuất hiện các vết loét nhỏ, nướu sưng và đau, chảy nhiều nước dãi, bé dễ cáu gắt và quấy khóc, người khó chịu. Đặc biệt con thường hay đưa ngón tay lên miệng ngậm tay hoặc để cắn thứ gì đó. Kèm theo đó trẻ còn bị chán ăn, bỏ bú, có khi thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường (tức là sốt).

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị nhiệt miệng

Sở dĩ bé 1 tuổi mà hay bị nhiệt miệng chủ yếu là bởi những nguyên nhân sau:

- Do bé bị suy giảm hệ miễn dịch: ở giai đoạn dưới 1 tuổi sức đề kháng của bé vẫn còn non kém nên khó có thể chống chọi lại được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhất là khi bị vi khuẩn và virus tấn công, mầm bệnh dễ dàng phát sinh và gây nhiệt miệng. 

- Do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng: điển hình như thiếu vitamin B12, vitamin C hay sắt, kali… sẽ dễ gây ra các vết thương, làm hệ miễn dịch giảm và tăng nguy cơ nhiệt miệng.

 Trẻ dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng chủ yếu là do hệ miễn dịch kém.
 Trẻ dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng chủ yếu là do hệ miễn dịch kém.

- Do bé dị ứng: đã có rất nhiều trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị dị ứng với thức ăn, thành phần của sữa công thức hoặc bất cứ loại thuốc nào. Khi cố tình sử dụng sẽ khiến miệng bé bị tổn thương, dễ làm bùng phát ra các vết thương ở miệng như lở loét miệng.

- Do nguồn sữa mẹ nóng: hầu hết các bé dưới 1 tuổi là vẫn còn đang trong giai đoạn bú mẹ. Nói cách khác thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng lúc này. Tuy nhiên mẹ lại ăn quá nhiều đồ nóng, chất béo, đồ cay, chiên rán nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh và hoa quả. Vì thế chất lượng sữa nóng, bé bú vào dễ bị táo bón và nhiệt miệng.

- Do virus: nhiệt miệng ở trẻ cũng thường là do virus gây ra. 

- Do bé bị chân tay miệng: những bé bị bệnh chân tay miệng thường có hiện tượng bị nhiệt miệng khiến bé vô cùng khó chịu. 

Cách khắc phục nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

- Mẹ nhớ cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, có thể cho con bú nhiều hơn những ngày bình thường. Sữa mẹ vừa giúp bù nước, bổ sung dinh dưỡng mà còn tăng cường kháng thể tự nhiên cho bé, nhờ đó con sẽ nhanh khỏi và nhanh hồi phục hơn.

- Bản thân người mẹ cần ăn uống đúng cách, với chế độ ăn khoa học để khi con bú sữa mẹ sẽ giúp chữa nhiệt miệng tốt. Ví dụ như mẹ nên ăn nhiều đồ mát, hoa quả tươi, bổ sung vitamin C, rau xanh, nước và nước ép hoa quả… đồng thời tránh ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ.

- Kiểm tra xem thân nhiệt của bé sốt nhẹ hay nặng để có biện pháp hạ sốt hiệu quả. Nếu con sốt nhẹ, mẹ chỉ cần chườm ấm người, cho bé mặc quần áo rộng rãi thoáng mát là được. Còn nếu trẻ sốt cao cần cho con uống thuốc hạ sốt, kết hợp dùng dung dịch oresol  để bù nước, điện giải và hạ sốt nhanh.

 Cho bé bú mẹ nhiều và vệ sinh miệng cho con bằng nước muối để hết nhiệt miệng.
 Cho bé bú mẹ nhiều và vệ sinh miệng cho con bằng nước muối để hết nhiệt miệng.

- Dùng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh miệng và vết thương cho con. Khi bé dưới 1 tuổi thì con chưa thể tự súc miệng và đánh răng. Vì thế cách tốt nhất đó là mẹ dùng miếng gạc quấn vào đầu ngón tay, nhúng vào nước muối rồi rà sạch miệng bé, lau sạch các vị trí bị nhiệt miệng như nướu, môi, lưỡi và má… Làm như thế sẽ giúp dịu vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi tốt.

Ngoài ra mẹ nên lưu ý, bé dưới 1 tuổi thì không được áp dụng các phương pháp dân gian chưa có kiểm nghiệm để chữa cho bé. Đặc biệt cũng không tự ý bôi bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Đọc thêm:

> Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status