Bé bị nhiệt miệng mẹ cần điều trị đúng cách, nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Thậm chí có nhiều người quá nôn nóng mua thuốc tây về cho bé bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ra các tác dụng phụ không thể lường trước. Chính vì vậy thay vì dùng thuốc tây, các mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau.
1, Dùng mật ong để chữa nhiệt miệng cho bé
Mật ong là loại mật thiên nhiên được lấy từ ong thợ nên rất lành và tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt khoa học cũng chứng minh thành phần mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn, diệt khuẩn tốt. Đồng thời mật ong còn giúp làm dịu tổn thương và giúp cho các vết loét nhanh lành hơn nên rất thích hợp cho bé bị nhiệt miệng.
Đánh bay nhiệt miệng ở trẻ bằng mật ong và nghệ.
Để chữa nhiệt miệng cho con, mẹ chỉ cần dùng ngón tay sạch của mình chấm vào mật ong rồi bôi lên trên vết loét ở miệng cho bé, nhờ đó bé sẽ đỡ đau rát rất tốt. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng với bé trên 1 tuổi còn bé dưới 1 tuổi thì mẹ tránh dùng nhé!
2, Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong và củ nghệ
Như đã chia sẻ ở trên, mật ong giúp kháng khuẩn và dịu vết thương. Còn củ nghệ thì có tính chống viêm và khử trùng, khi kết hợp với mật ong sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Mẹ lấy bột nghệ trộn với mật ong cho thành hỗn hợp sệt, sau đó dùng hỗn hợp đó để bôi trực tiếp lên các vết nhiệt miệng của bé, sẽ giúp làm giảm đau và giúp các vết loét lành lại nhanh hơn.
3, Trị nhiệt miệng cho con bằng dừa
Khi bé bị nhiệt miệng mẹ có thể dùng nước dừa tươi, dầu dừa hay sữa dừa đều được. Cụ thể mẹ cho con uống nước dừa tươi hàng ngày, dừa có tính mát và cung cấp nước, giúp thanh nhiệt cơ thể và làm lành nhanh những tổn thương.
Hoặc mẹ có thể lấy nước sữa dừa để súc miệng cho con sẽ giúp làm dịu những vết loét. Còn đối với những trẻ nhỏ hơn thì có thể dùng dầu dừa để thoa trực tiếp lên vết loét.
Dầu dừa an toàn và hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng hiệu quả.
Tham khảo: Cách khắc phục nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
4, Sử dụng lá húng quế để chữa nhiệt miệng
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong lá húng quế có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá cùng hàm lượng tinh dầu như eugenol, caryphyllene và methy eugenol.
Nhờ vậy có thể làm giảm triệu chứng đau nhức và sưng lợi ở trẻ, giúp làm dịu nhanh các vết loét trong miệng. Với cách này mẹ chỉ cần cho con nhai khoảng 2-3 lá húng quế là được, hoặc có thể xay lá húng quê với nước rồi cho bé súc miệng.
5, Chữa nhiệt miệng cho bé với cỏ mực
Có thể bạn không biết nhưng cỏ mực có tính hàn và có tác dụng thanh nhiệt cực tốt. Theo nghiên cứu cỏ mực dùng để thanh nhiệt tả hỏa, chuyên trị viêm nhiệt và sưng lở loét rất tốt. Để chữa nhiệt miệng cho con, mẹ chỉ cần lấy ít cỏ mực rửa sạch, đem giã nát, lọc lấy nước cốt rồi hoà với mật ong.
Dùng bông thấm rồi chấm vào các vết nhiệt miệng sẽ sớm khỏi. Cỏ mực khi được kết hợp với mật ong sẽ có tính sát trùng tốt, giúp hút chất nước ở vết thương khiến vi khuẩn không có điều kiện phát triển. Mỗi ngày chỉ cần bôi 2 – 3 lần là bé sẽ khỏi.
6, Dùng rau ngót để trị nhiệt miệng cho bé
Nếu bé bị nhiệt miệng mẹ có thể sử dụng rau ngót xay nhuyễn, đem lọc với nước, lấy nước cốt bôi đều lên các vùng bị lở loét. Để tăng hiệu quả mẹ có thể kết hợp trộn đều với chút mật ong giúp kháng khuẩn tốt. Rau ngót có tính mát nên chỉ cần kiên trì bôi trong vòng 3 ngày là những vết loét sẽ khỏi.
Rau ngót có tính mát giúp trị nhiệt miệng tốt.
7, Sử dụng nước quả khế để trị nhiệt miệng
Đây là một trong các phương pháp dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ rất tốt mà mẹ nên áp dụng. Với cách này, mẹ lấy 2-3 quả khế tươi đem rửa sạch, dùng máy xay rồi cho nước vào đun sôi, khi sôi cho thêm ít đường phèn rồi cho bé uống. Cách này sẽ giúp giải nhiệt và giảm đau rát cho bé rất hiệu quả.
Xem thêm:
>>> Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi mẹ phải làm gì
>>> Trẻ bị nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?