Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Bé bị nhiệt miệng không chỉ gây đau rát, khó chịu ở miệng mà đôi khi còn kèm theo cả hiện tượng sốt. Tuỳ từng trường hợp có bé sốt cao bé sốt nhẹ, vì thế mẹ cần xử lý đúng cách để con hạ sốt và tránh gây nguy hiểm. Vậy trẻ bị nhiệt miệng và sốt cần xử lý như thế nào cho đúng cách? 

Tại sao trẻ bị nhiệt miệng và sốt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiệt miệng. Đây là tình trạng xuất hiện các vết loét tròn hoặc bầu dục ở miệng (thường là ở lưỡi, nướu, môi và 2 bên má). Vết loét có màu trắng, viền màu đỏ tươi, gây đau và chảy máu nếu cọ xát hoặc cắn vào.

Thực tế sốt chính là một trong các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra. Bởi khi bị nhiệt miệng tức là tổn thương viêm, vết thương có nhiễm khuẩn nên thân nhiệt bé sẽ cao hơn so với bình thường, đa phần là sẽ sốt nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị nhiệt miệng lâu ngày, nhiều vết loét, cha mẹ lại không chú ý vệ sinh tốt cho con nên dẫn tới nhiễm trùng. Lúc này cơ thể sẽ có phản ứng sốt cao để chống lại tình trạng viêm nhiễm.

 Sốt là triệu chứng thường gặp khi bé bị nhiệt miệng.
 Sốt là triệu chứng thường gặp khi bé bị nhiệt miệng.

Nhiều bé bị nhiệt miệng sốt cao trên 38 độ C do nhiễm trùng quá nặng. Lúc này nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. 

Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Nếu như mẹ thấy bé bị nhiệt miệng và sốt thì cần phải bình tĩnh, kiểm tra và đo nhiệt độ cơ thể bé xem bao nhiêu độ. Mẹ cần phải xác định xem con bị sốt nhẹ hay sốt nặng, dựa vào đó mà có giải pháp hạ sốt cho con phù hợp nhật.

Đối với trường hợp bé chỉ bị sốt nhẹ (tức là sốt dưới 38 độ C) mẹ không cần phải cho con uống thuốc hạ sốt sớm. Điều này là không cần thiết bởi dùng thuốc hạ sốt sẽ không tốt cho bé. Lúc này mẹ chỉ cần hạ sốt cho con thông qua các cách sau:

+ Mẹ lấy khăn mềm, nhúng nước ấm rồi vắt lau vào nách, bẹn, trán hay chân tay trẻ là được, có thể lau cả khu vực hậu môn để giúp con hạ sốt. Chú ý nước cần ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh bởi sẽ không có tác dụng.

+ Đồng thời nới lỏng quần áo cho con, cho bé mặc các bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát. Tốt nhất là nên mặc đồ làm bằng vải cotton vừa mát mà lại có thể thấm hút mồ hôi tốt, nhờ thế con sẽ hạ sốt tốt hơn.

+ Tăng cường cho con uống nhiều nước, nhưng nhớ là nước lọc đun sôi để nguội. Nước rất cần thiết cho cơ thể, giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ bù nước do sốt, giảm sốt nhất, tránh con bị mệt mỏi do mất nước.

 Cho bé đánh răng hàng ngày để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
 Cho bé đánh răng hàng ngày để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.

+ Cho bé uống thêm cả nước trái cây tươi, ví dụ như nước cam, nước chanh tươi, nước ép cà chua, nước ép rau má hay nước rau diếp cá đều được… Các nước này vừa có tính mát mà còn giúp kháng khuẩn và chống viêm, làm tăng sức đề kháng và giúp bé mau khỏi.

Còn nếu như bé bị nhiệt miệng sốt cao, sốt trên 38,5 độ C mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt, tránh để sốt cao sẽ gây co giật. Tuy nhiên cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng thuốc, lựa chọn thuốc phù hợp để tránh gây nguy hiểm.

Ngoài ra để con nhanh hết sốt, tránh sốt tái phát khi bị nhiệt miệng mẹ chú ý cho bé súc miệng hàng ngày với dung dịch nước muối để vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé. Đồng thời cho con đánh răng để làm sạch khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là con sẽ nhanh hết nhiệt miệng.

Đọc thêm

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi?

>  Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status