Bên cạnh kho có đờm thì trẻ sơ sinh bị ho khan là tình trạng rất phổ biến và thường gặp, bởi ở trẻ sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu nên chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trẻ bị ho khan là như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế ho có nhiều loại khác nhau như ho khan, ho có đờm và ho gà. Trong đó ho khan chính là một dạng ho thường không kèm đờm (các chất nhày) khi ho hoặc có nhưng rất ít. Ho khan có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào, tuy nhiên do bé sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên càng dễ mắc bệnh hơn, thậm chí có những bé vừa sinh được vài tuần tuổi cũng mắc bệnh.
Trẻ sơ sinh là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh ho khan.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khan
- Do trẻ bị nhiễm virus: Nếu trẻ bị nhiễm virus thì bé sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm thông thường kèm theo triệu chứng ho khan theo từng cơn. Trẻ sơ sinh có thể bị ho khan khi bắt đầu bị bệnh hoặc là ở cuối giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí ngay cả khi biểu hiện của bệnh kết thúc nhưng ho vẫn kéo dài.
- Do môi trường sống bị ô nhiễm: Nếu bé sống lâu trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, hoá chất, khói thuốc lá… sẽ khiến không khí bị ô nhiễm, từ đó kích thích phản ứng ở cổ họng và là nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khan ở trẻ.
- Do trẻ bị chảy dịch mũi sau: Bởi khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi thì các dịch mũi này không chỉ chảy ra phía trước mũi mà nó còn có thể xuất hiện ở cả các xoang mũi, có thể chảy cả vào trong họng, dịch ứ đọng tại đây và kích thích các dây thần kinh sau cổ họng dẫn đến ho khan từng cơn.
- Do trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp: Điển hình như hen suyễn hoặc viêm phế quản, viêm tiều phế quản, viêm khí quản thì bé rất hay bị ho. Ho chính là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại bệnh tật đây cũng là cách tống khứ các chất nhầy ra ngoài, ho cũng giúp lưu thông không khí dễ dàng hơn, giúp trẻ hô hấp thoải mái nhưng kéo dài lại gây hại.
- Ngoài ra nếu như bé bị dị ứng với thực phẩm hay thời tiết, môi trường cũng dẫn tới ho khan, nhất là ho nhiều về ban đêm.
Cách điều trị khi trẻ bị ho khan hiệu quả
- Cho bé uống nhiều nước ấm: khi bị ho khan chắc chắn bé sẽ khô rát cổ họng, mệt mỏi. Chính vì thế việc bổ sung đầy đủ nước cho con sẽ giúp làm ẩm cổ họng, giúp giảm các triệu chứng ho khan, giảm ngứa rát cổ họng và còn giúp tránh bị mất nước.
- Cho bé bú mẹ nhiều hơn: sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào dễ tiêu hoá cho bé mà còn chứa nhiều kháng thể, giống như kháng sinh tự nhiên giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và có sức để chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
- Đảm bảo độ ẩm cho vùng mũi họng của bé: với cách này thì mẹ có thể dùng máy xông hơi mũi họng hoặc dùng thiết bị giúp cân đối độ ẩm đặt trong phòng của bé. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời, do vậy mẹ cần đảm bảo môi trường sống của con ổn định, nhiệt độ và độ ẩm cân bằng.
Sử dụng tỏi trong món ăn hàng ngày giúp tạo dòng sữa mẹ tốt.
- Với những trẻ sơ sinh bị ho khan thì việc điều trị khó khăn hơn, mẹ có thể cho tỏi vào các món ăn hàng ngày. Như vậy sẽ tạo ra dòng sữa mẹ tốt, tinh chất trong tỏi vừa giúp nâng cao sức đề kháng mà tỏi còn giúp kháng virus rất tốt. Vì vậy chắc chắn sẽ giúp bé chiến đấu tốt với bệnh, mau chóng bình phục hơn.
- Để làm giảm ho khan ở trẻ, mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tràm, gừng hoặc tỏi đem xông hơi phòng hoặc thoa ở bên ngoài quần áo. Nhờ đó mà bé sẽ thấy dễ chịu hơn và nhanh khỏi bệnh hơn.
Đọc thêm:
>>> Cách nhận biết trẻ bị ho có đờm và cách điều trị hiệu quả
>>> Giải đáp thắc mặc Trẻ bị ho có tiêm phòng được không của mẹ lần đầu