Trẻ bị ho kèm theo cả đờm là tình trạng rất hay gặp nhất là khi thời tiết đột ngột thay đổi. Khi trẻ bị ho đờm mà không được phát hiện và xử lý sớm sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm
Theo các chuyên gia ho có nhiều dạng khác nhau như ho có đờm, ho khan hay ho gà. Trong đó ho có đờm được xem là rất nghiêm trọng, khiến trẻ thường xuyên nôn ói, khó thở, tăng nguy cơ viêm nhiễm do tích tụ đờm nhiều.
Sở dĩ bé bị ho có đờm là bởi các chất dịch nhầy ở trong đường hô hấp dưới của trẻ gây ra và làm bít tắc đường thở. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ho có đờm là do bé đang mắc phải một số bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản hoặc viêm thanh quản.
Đặc biệt nếu ho có đờm mà kéo dài thì rất có thể là do viêm phổi, hen suyễn, xoang…
Thời tiết chuyển mùa rất dễ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.
Bên cạnh đó thì thời tiết lạnh, chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ẩm thấp hoặc quá khô cũng dễ làm tổn thương hệ hô hấp của bé. Độ ẩm không khí quá cao, thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ, từ đó gây ra hiện tượng ho có đờm ở trẻ.
Đọc thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho có đờm
Khi bé bị ho có đờm thường có những triệu chứng cơ bản để nhận biết như:
+ Trẻ thường xuyên ho, ho liên tục, tiếng ho nặng hơn bình thường
+ Trẻ liên tục khạc nhổ, nôn chớ ra các cục đờm hay nhớt có màu trắng hoặc vàng, hoặc trẻ thở khò khè
+ Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, dịch mũi có màu vàng đặc, gây nghẹt mũi
+ Trẻ có thể bị sốt hoặc là không sốt.
Trẻ bị ho đờm là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về viêm đường hô hấp khác nhau. Chính vì thế bạn cần phải quan sát thật kỹ các biểu hiện của con để tìm ra cách chữa phù hợp.
- Nếu bé bị ho có đờm mà không sốt kèm theo sổ mũi, viêm họng, chán ăn, mắt có ghèn thì nguyên nhân là do bé bị cảm lạnh.
- Nếu trẻ bị ho nhiều về đêm, trẻ bị ho có đờm kèm theo thở khò khè, khi thở có tiếng rít, bé quấy khóc nhiều, khó chịu trong người thì có thể là do bị viêm tiểu phế quản.
- Trẻ ho có đờm và hay bị nôn thức ăn sau khi ho, thở khò khè thì có thể do trào ngược dạ dày thực quản hoặc là do ở đường thở có dị vật.
- Ngoài ra nếu bé ho nhiều về đêm, ho thành từng cơn, khó thở, lồng ngực hít vào nghe giống tiếng gà gáy, môi tím tái là biểu hiện trẻ bị ho gà.
Mẹ phải thường xuyên quan sát các biểu hiện của bé.
Cách điều trị khi trẻ bị ho có đờm
Nếu thấy con có các dấu hiệu trên mẹ không nên vội cho con dùng thuốc kháng sinh ngay. Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc đông y cực đơn giản và hiệu quả ngay dưới đây để giúp bé mau khỏi ho. Cụ thể như:
- Cho bé uống nước ép củ cải. Trong Đông y củ cải có tác dụng rất tốt trong việc tiêu đờm, trị khan tiếng rất hiệu quả. Vì thế nếu trẻ bị ho mà có đờm mẹ chỉ cần dùng 1 củ cải trắng đem cạo sạch vỏ, thái nhỏ như hạt lựu rồi đem xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho bé uống. Mỗi lần chỉ cần uống 1-2 thìa nước ép củ cải nguyên chất là bé sẽ khỏi.
- Cho con uống nước rau diếp cá. Theo Đông y thì rau diếp cá có tính mát, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn thải độc và tiêu đờm rất tốt. Chính vì vậy để trị ho có đờm cho con, mẹ lấy 1 nắm rau diếp cá đem rửa sạch và để ráo, đem giã nhuyễn với nước vo gạo rồi lọc nước, đun sôi, chờ nguội cho bé uống hàng ngày là được.
- Dùng húng chanh, quất và đường phèn: đây được xem là 3 thần dược đối với trẻ bị ho có đờm. Theo đó, mẹ lấy 2 quả quất đem cắt lát mỏng, thái chỉ lá húng chanh và ít đường phèn. Tất cả cho chung vào chén và hấp cách thủy tầm 15-20 phút. Đợi khi nguội rồi pha với ít nước là có thể cho bé uống ít một nhiều lần trong ngày sau 3-5 ngày triệu chứng của bé sẽ cải thiện rõ rệt.
Tham khảo:
>>> Muốn biết Trẻ bị ho có tiêm phòng được không - mẹ đọc bài này
>>> Bạn có biết Trẻ bị ho có ăn được thịt ếch không? - Thực phẩm nào tốt cho bé