Tiêm phòng là việc làm hết sức cần thiết đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, giúp bé tránh khỏi những dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của con tốt hơn. Nhưng khi trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Một câu hỏi không hề dễ trả lời.
Ho chính là phản ứng của cơ thể để tống, loại bỏ dịch đờm và các dị vật có trong đường hô hấp ra ngoài. Ho có nhiều loại khác nhau như ho gà, ho có đờm hay ho khan, có bé thì bị ho nhiều vào ban đêm, có bé lại ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Tuy nhiên ho thường do nhiều nguyên nhân gây ra, cần kết hợp với các triệu chứng khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không?
Theo các chuyên gia y tế thì tiêm phòng vaccine thực chất là đưa những vi sinh vật đã được làm suy yếu hoặc đã được loại bỏ những độc tố để khi đi vào cơ thể trẻ. Khi vào cơ thể thì các vi sinh vật này sẽ không gây bệnh được mà còn giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất ra các kháng thể để chống lại chúng, bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt hơn.
Đa phần khi bé bị ho là do đường hô hấp đang bị viêm nhiễm, cơ thể bé đang yếu nên không nên tiêm phòng vào lúc này. Mẹ có thể đợi con khỏi ho hẳn rồi mới cho bé đi tiêm phòng cũng được, chờ khi bé khoẻ mạnh thì việc tiêm phòng sẽ an toàn hơn.
Tuy nhiên nếu như bé đã sát đến lịch tiêm và mũi tiêm bắt buộc thì mẹ cũng cần xem xét tình hình cụ thể để có hướng giải quyết cụ thể. Bởi vì không phải trường hợp nào bị ho cũng không được tiêm phòng, vẫn có trường hợp bị ho vẫn tiêm vaccine được.
Cần có hướng dẫn cụ thể của bác sỹ trước khi tiêm phòng cho trẻ.
Trước khi quyết định có tiêm phòng được hay không thì bác sỹ sẽ kiểm tra cụ thể. Nếu như bé bị ho nhưng không có dấu hiệu sốt cao, ngạt mũi nhẹ hoặc không thì vẫn có thể tiêm được. Còn nếu như bé đang sốt cao trên 38 độ C thì tuyệt đối không được cho con tiêm phòng để tránh gây ra những phản ứng nguy hiểm cho con.
Những trường hợp bé sốt cao và ho thì bắt buộc phải đợi cho trẻ khỏi hẳn, hồi phục hoàn toàn rồi mới đi tiêm. Việc cố tình tiêm khi bé ho sốt cao sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra với một số bé bị các bệnh về phổi hoặc hen suyễn gây ho các mẹ cũng cần lưu ý cẩn thận khi lần tiêm ngừa cúm đầu tiên của mỗi năm. Bởi bệnh cúm sẽ gây ảnh hưởng tới bé khó thở, tránh tiêm vaccine cúm vì chúng có nhiều các virus, vi khuẩn sống có thể khiến cho bệnh hen suyễn của trẻ càng trầm trọng hơn.
Tham khảo: Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm và cách xử lý hiệu quả
Một số lời khuyên từ chuyên gia khi tiêm phòng cho những bé bị ho
Như vậy với câu hỏi trẻ bị ho có tiêm phòng được không thì những chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ có được cho mình câu trả lời chính xác nhất.
Để không rơi vào trường hợp trên và tránh bỏ lỡ các mũi tiêm phòng quan trọng thì các mẹ cần bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho con tốt hơn. Nhất là vào thời điểm gần tới ngày tiêm, nếu thấy con có biểu hiện ho cần chủ động điều trị sớm để con mau khỏi, phục hổi sức khoẻ và có thể đáp ứng được điều kiện để con tiêm phòng tốt nhất.
Chủ động điều trị ho giúp trẻ phục hồi sức khỏe trước ngày tiêm.
Để trị ho cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho con với dung dịch nước muối sinh lý, ngày vệ sinh 3-4 lần để làm sạch mũi và nhanh hết ho.
Mẹ cũng có thể cho con uống siro trị ho có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, vừa an toàn mà còn giúp bé mau chóng hết ho, không sợ tác dụng phụ. Tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại siro nào.
Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho bé, cho con uống nhiều nước ấm, bú sữa mẹ nhiều hơn, giữ ấm cơ thể cho bé để tăng cường sức đề kháng, giúp bé chống chọi với bệnh tốt hơn và nhanh phục hồi hơn.
Lưu ý trường hợp sốt cao và ho kéo dài hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sỹ kiểm tra, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
>>> Trẻ bị ho nên tắm lá gì? cho nhanh khỏi