Dấu hiệu nhận biết bé bị cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản hay viêm tai giữa. Đặc biệt các dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ lại khá giống với cảm cúm thông thường nên khiến nhiều mẹ chủ quan bỏ qua. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ nắm rõ hơn dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ.

Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân khiến bé bị cảm lạnh thường là do virus (ví dụ như virut Zhino). Chúng có mặt khắp mọi nơi, nhất là trong không khí ô nhiễm, hơn nữa do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên càng dễ bị loại virus này tấn công. Cảm lạnh cũng hay xảy ra vào mùa đông, mùa thu hoặc những thời điểm chuyển giao mùa..

Nhìn chung thì các dấu hiệu lâm sàng của cảm lạnh cũng khá giống với cảm cúm. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể phát hiện con có bị cảm lạnh hay không qua các biểu hiện sau:

1, Bé bị cảm lạnh sổ mũi

Sổ mũi, chảy nước mũi được xem là triệu chứng phổ biến khi bé bị cảm lạnh. Lúc này mẹ sẽ thấy con đột nhiên bị sổ mũi, quan sát kỹ sẽ thấy dịch mũi này đặc, khiến trẻ nghẹt mũi, tắc mũi và khó thở, phải thở bằng miệng, gây khó chịu.

Bé bị cảm lạnh thường sổ mũi, nghẹt mũi.

Bé bị cảm lạnh thường sổ mũi, nghẹt mũi.

Lúc đầu thì dịch mũi thường có màu trong và loãng, dễ xì ra ngoài. Nhưng nếu bé không được vệ sinh sạch mũi thường xuyên sẽ để ứ đọng nhiều dịch mũi bên trong hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn nên khiến cho dịch trở nên đục hơn và có màu xanh.

Tìm hiểu thêm:>>> Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

2, Bé bị cảm lạnh nôn trớ

Không chỉ ngạt mũi sổ mũi mà bé bị cảm lạnh còn thường xuyên bị nôn trớ, lúc nào cũng có cảm giác muốn nôn ói ra ngoài. Sở dĩ trẻ thường bị nôn trớ khi cảm lạnh là bởi, khi con cảm lạnh thì mũi tiết nhiều dịch, dịch mũi này không chỉ chảy ra trước mũi mà còn chảy ra cả các xoang mũi phía sau và chảy xuống họng rồi bé nuốt vào dạ dày.

Nếu như người lớn thường khạc nhổ ra ngoài thì trẻ vì không biết khạc nhổ đờm ra ngoài nên thường nuốt dịch đờm này vào trong bụng.

Sau một thời gian nuốt nhiều dịch này sẽ gây đầy bụng, tạo cảm giác nôn ói. Đây là cơ chế bình thường khi bé cảm lạnh, nếu bé chỉ  bị nôn trớ nhẹ, không bị sốt và không quấy khóc nhiều thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

3, Bé bị cảm lạnh ho

Ngoài sổ mũi, nôn trớ và sốt thì bé bị cảm lạnh còn bị ho nhiều. Đây cũng là một trong các triệu chứng giúp mẹ dễ dàng nhận biết xem liệu có đúng bé bị cảm lạnh không. Ho xảy ra chủ yếu là bởi dịch mũi chảy nhiều từ mũi xuống họng, sau đó gây viêm họng, dính nhiều đờm, cơ thể phải gây phản ứng ho để loại bỏ các dịch này ở họng.

Bé bị cảm lạnh thường ho nhiều và có đờm.

Bé bị cảm lạnh thường ho nhiều và có đờm.

Lúc đầu thì bé chỉ bị ho khan nhưng sau đó sẽ chuyển sang ho có đờm, có khi ho và nôn ói ra nhiều dịch đờm. Ho có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng càng tăng nặng hơn vào ban đêm và ho nhiều khi bé nằm xuống, ho khiến bé mất ngủ, mệt mỏi.

4, Bé bị cảm lạnh thường bị sốt

Khi bị cảm lạnh thì thân nhiệt của bé cũng sẽ tăng cao để chống lại virus. Tuy nhiên nếu cảm cúm thường gây sốt cao trên 39 độ C thì bé bị cảm lạnh thông thường sẽ chỉ sốt nhẹ, sốt khoảng 38 độ C. Vì thế để hạ sốt cho con mẹ có thể dùng khăn ấm chườm là được.

Ngoài ra thì bé bị cảm lạnh còn có một số dấu hiệu khác như có biểu hiện của viêm đường hô hấp, nghẹt mũi, khó thở, ngủ ngáy, há miệng để thở, trẻ biếng ăn, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, cơ thể suy nhược và bị sụt cân.

Trẻ sốt khi bị cảm lạnh.

Trẻ sốt khi bị cảm lạnh.

Các mẹ lưu ý cảm lạnh là do virus gây ra, vì thế nó có khả năng truyền nhiễm cao. Do đó nếu bé bị cảm lạnh thì mẹ nên chăm sóc bé cho tốt, tránh để bé tiếp xúc với nhiều người bên ngoài. Đồng thời khi trẻ bình thường thì không nên để bé tiếp xúc với những người bị cảm lạnh bởi như thế bé sẽ rất dễ bị lây cảm lạnh do nhiễm virus từ người bệnh

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21