Bác sĩ Nhi khoa cảnh báo những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng

Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, kết hợp với nhiệt độ tăng cao gây bức bối khó chịu…là những điều kiện thuận lợi khiến trẻ em trở thành đối tượng số 1 dễ mắc phải các bệnh lý liên quan tới hô hấp, lây truyền và bệnh lý ngoài da… Những bệnh lý này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đừng chủ quan với 4 nhóm bệnh ở trẻ em mùa nắng nóng

Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa nắng nóng là cách duy nhất giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh để bảo vệ bé trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này.

Bác sĩ khoa Nhi phân chia các bệnh trẻ thường gặp trong mùa nắng nóng theo 4 nhóm sau:

1.Nhóm các bệnh lý ngoài da

Làn da mỏng manh, yếu ớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô tình trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực.

Một số bệnh lý ngoài da mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay gặp phải như:

Rôm sảy

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa nắng nóng

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa nắng nóng

Bệnh rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn bình thường.

Mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương, ngăn cản và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Khi bùng nổ, chúng hình thành các nốt đỏ và có cảm giác gai, ngứa.

Cách tốt nhất để phòng ngừa, cha mẹ luôn giữ cho da trẻ thoáng mát bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh để trẻ chơi ở nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió. Đặc biệt cần chú ý tới việc vệ sinh hàng ngày cho trẻ cũng như chế độ ăn uống hợp lý …

Mụn nhọt

Mụn nhọt nếu không điều trị sẽ gây viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...

Bệnh mụn nhọt là một trong những bệnh ngoài da trẻ hay gặp trong mùa nắng nóng. Bệnh hình thành do tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.

Những trẻ có cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị mụn nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nặng nề như: viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...

Chàm sữa

<chàm sữa

Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi là đối tượng chính mắc phải chàm sữa. Dấu hiệu bạn đầu là mảng hồng ban, khi chạm vào da trẻ thấy thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti xuất hiện ở hai má rồi lan đến cằm, trán.

Sau đó, da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy. Tiếp đến có thể xuất hiện mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, da đỏ hơn, ngứa ngáy khó chịu và quấy khóc.

Hăm tã

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng hăm tã chỉ phổ biến trong mùa đông, tuy nhiên bác sĩ khoa Nhi khuyến cáo mùa hè vẫn là thời điểm thuận lợi để hăm tã “hoành hành”.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng hăm tã chỉ phổ biến trong mùa đông, tuy nhiên bác sĩ khoa Nhi khuyến cáo mùa hè vẫn là thời điểm thuận lợi để hăm tã “hoành hành”.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã khi mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và hình thành các dấu hiệu hăm như ửng đỏ, ngứa rát, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da vùng này sẽ sưng tấy đỏ, xuất hiện mụn đỏ sinh mủ thậm chí lở loét gây đau đớn.

Mẩn ngứa

Mẩn ngứa

Mẩn ngứa nổi mề đay là tình trạng dễ gặp ở bé khi bé bị dị ứng thời tiết, dị ứng với đồ ăn hàng ngày hoặc do cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho con…

Chốc lở

Chốc lở ở trẻ là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp trong mùa hè. Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Chốc lở có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.

Chốc lở

Cha mẹ cần hết sức lưu ý, bởi viêm cầu thận có thể phát triển sau khi trẻ bị chốc lở do liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận xảy ra sau khi phát chốc lở khoảng 2 tuần. Triệu chứng gồm: phù mặt, nhất là phù mi mắt, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu, tăng huyết áp, cứng khớp và đau khớp.

Để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý ngoài da ở trẻ trong mùa nắng nóng, cha mẹ nên chú ý tới việc vệ sinh da bé hàng ngày, tránh sử dụng sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt hay lá tắm chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng…dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.

Thay vào đó, cha mẹ nên lựa chọn các loại bột tắm từ thảo dược tự nhiên, đã qua kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và hoàn toàn không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho bé.

2. Nhóm các bệnh lây truyền

Thủy đậu, sởi, rubella, chân tay miệng…là những bệnh lý có tính chất lây truyền cực kỳ nguy hiểm trong mùa hè.

Bệnh thủy đậu (trái rạ)

Bệnh thủy đậu (trái rạ)

Thủy đậu là bệnh lý phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan cho trẻ qua con đường hô hấp. Theo ghi nhận của bác sĩ khoa Nhi, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 - tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4. Bệnh thủy đậu hiện đã có vắcxin phòng ngừa hiệu quả mang lại sự chủ động cho việc phòng ngừa

Nhóm bệnh sởi - Quai bị - Rubella

Nhóm bệnh sởi - Quai bị - Rubella 

Nhóm bệnh này thường lây lan qua đường hô hấp

Cũng giống như bệnh trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, thường phổ biến vào tầm tháng 2 - tháng 6 hàng năm. Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới. Bệnh Rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắcxin 3 trong 1.

Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B)

Trong mùa nắng nóng, tỉ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6 - tháng 7), bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn.

Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Mặc dù hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả nhưng cha mẹ cũng nên không nên coi thường tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho bé.

Viêm màng não

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em, nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như trẻ bị bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh.... Hiện tại bệnh cũng đã có vắcxin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.

3. Nhóm bệnh hô hấp

Nhóm bệnh hô hấp

Viêm đường hô hấp cấp tính

Thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm amiđan, viêm VA… Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng.

Khi bị bệnh trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn… khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống. Một số trường hợp có thể do bị nhiễm vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae típ b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia), khi thấy trẻ bệnh, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. Nhóm bệnh qua đường tiêu hóa

Tiêu chảy cấp

Thức ăn ôi thiu, môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tiêu chảy bùng phát ở trẻ nhỏ.

Khi thấy trẻ đi tiểu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là bị tiêu chảy. Nguy cơ lớn nhất của bệnh này là gây ra tình trạng mất nước và phần lớn chất điện giải nên cơ thể sẽ bị suy kiệt và có thể tử vong.

Các siêu vi trùng thường gây bệnh tiêu chảy là siêu vi rota và vi khuẩn E.coli, có mặt hầu hết ở các nơi dơ bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh.

Học lỏm bác sĩ Nhi khoa cách phòng và điều trị bệnh cho bé mùa nắng nóng

Cách tốt nhất để bảo vệ bé trước các bệnh lý nguy hiểm mùa nắng nóng chính là “phòng hơn chữa”.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé trước các bệnh lý nguy hiểm mùa nắng nóng chính là “phòng hơn chữa”.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, cách tốt nhất để bảo vệ bé trước các bệnh lý nguy hiểm mùa nắng nóng chính là “phòng hơn chữa”. Để làm điều này, các bậc cha mẹ nên:

- Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho bé bằng cách: rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Bên cạnh đó, trong thời gian bé mắc bệnh (bệnh ngoài da) các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới vệ sinh thân thể cho bé để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

- Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: Giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

- Tăng cường lượng dịch uống: Để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi để nguội…, giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

- Thực hiện tốt việc “nuôi con bằng sữa mẹ”: cũng là biện pháp chủ động nâng cao sức đề kháng cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi vì sữa mẹ ngoài dưỡng chất quan trọng còn có một lượng kháng thể rất dồi dào giúp trẻ phòng tránh bệnh tật.

- Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trè được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status