Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một dạng bệnh thường gặp rất dễ lây, chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Khả năng lây bệnh đến 90% đối với những ai đã từng tiếp xúc với trẻ bệnh, thường virus sởi có nhiều ở cổ họng và mũi, bệnh cũng rất dễ phòng ngừa nếu được tiêm chủng phòng bệnh kịp thời.
Biểu hiện của bệnh sởi diễn biến qua 3 thời kỳ
- Thời kỳ mới phát bệnh: Biểu hiện có thể thấy rõ ràng nhất là trẻ bị sốt cao, có lúc lên tới 40 độ C, kèm các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ rồi nhanh chóng biến chứng thành viêm kết mạc, có trường hợp mắt sưng đến độ 2 mí mắt dính vào nhau. Trẻ thường hay bị sổ mũi, hắt hơi, nếu có biến chứng xảy ra thì sẽ làm viêm thanh quản, mất tiếng nói, đau họng, nhìn phía trong họng thì thấy có nhiều chấm nhỏ trắng li ti. Cẩn thận với biểu hiện này vì đây là thời kỳ rất dễ lây lan.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh của bố mẹ
- Thời kỳ nổi ban sởi: Thường giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3-4 ngày, ban sởi sẽ nổi lan ra các bộ phận khác trên cơ thể từ tai xuống lưng, bụng, ngực và chân. Ban sởi có màu đỏ, to từ 1 – 1,5 mm, không ngứa và tình trạng sốt vẫn kéo dài.
- Thời kỳ thoái bệnh: Nếu không có biến chứng nào xảy ra thì các ban sởi trên da trẻ sẽ tự nhiên mất đi, nhưng vẫn để lại dấu vết là những vết hằn trên da. Trẻ không còn bị sốt hành hạ nữa và hoàn toàn khoẻ mạnh bình thường.
Nếu có biến chứng xảy ra thì dù ban sởi có biến mất hết đi thì trẻ vẫn còn sốt, biếng ăn, hơi thở có mùi do có khả năng bị viêm miệng hoại tử, viêm não, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm ruột,… Tiêu chảy kéo dài làm mất nước và sụt cân nghiêm trọng, khả năng bị suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt
Khi trẻ bị sởi, bố mẹ nên chăm sóc trẻ một cách cẩn thận
- Giữ cho nơi nằm của trẻ phải luôn mát mẻ, thoáng khí, không cần thiết phải kiêng nước và gió.
- Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể và răng miệng cho trẻ hàng ngày, bằng các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên, tránh dùng sữa tắm khi có ban sởi vì khả năng kích ứng da cao.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa bệnh sởi
- Rửa và vệ sinh mũi hoặc mắt bằng các loại nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ chuyên dụng khoảng 3, 4 lần/ngày.
- Nếu sởi không gây biến chứng thì đừng nên dùng kháng sinh chỉ nên bổ sung các loại vitamin C, B1 dạng liều cao. Nếu biến chứng xảy ra mà trẻ liên tục sốt cao thì cần nhanh chóng hạ sốt bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cần đưa trẻ nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các tình huống diễn biến nặng có thể xảy ra ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
- Bổ sung các loại thức ăn lỏng và mềm tốt cho hệ tiêu hoá, ăn nhiều loại trái cây khác nhau, uống nhiều loại rau củ và nước để phòng trường hợp trẻ mất nước do sốt cao và tiêu chảy.
Xem thêm: Bệnh zona ở trẻ
Phòng bệnh sởi cho trẻ
- Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Cách ly trẻ khi phát hiện trẻ mắc sởi giai đoạn đầu, để tránh bệnh lây lan trên diện rộng.
- Cần thường xuyên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện sốt cao không lý do, cũng cẩn thận với trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì thường trẻ rất ít mắc bệnh sởi ở lứa tuổi này nhưng cũng cần thận trọng.
- Thường xuyên tẩy trùng sàn nhà, dụng cụ, vật dụng và đồ chơi của trẻ để tránh trẻ bị nhiễm bệnh.
- Phải rửa tay cho trẻ trước khi ăn và đảm bảo tay sạch sẽ khi làm đồ ăn cho trẻ.
Bài viết liên quan: >>> Phát ban đỏ ở trẻ