Viêm da bóng nước ở trẻ em là hiện tượng liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm. Khi thấy trẻ xuất hiện các bóng nước, ngứa ngáy trên da, cha mẹ cần tìm cách điều trị ngay để tránh nguy cơ bội nhiễm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số bệnh gây ra viêm da bóng nước ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra viêm da bóng nước ở trẻ em thường xuất hiện vào mùa hè thu, biểu hiện và thời gian bùng phát bệnh khá giống với một số bệnh khác như nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpes simplex hoặc thủy đậu, zona.
Cha mẹ có thể nhận biết bệnh chân tay miệng cho trẻ bằng cách dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt nhẹ, nổi ban đỏ có kích thước bằng hạt gạo.
- Những ngày tiếp theo, các ban đỏ này sẽ nổi lên thành các bọng nước, có viền đỏ bên ngoài.
- Viêm da bóng nước xuất hiện ở vị trí lòng bàn tay, bàn chân, vòm miệng, lợi, lưỡi… làm trẻ đau đớn, bỏ bú, mất ngủ.
Bệnh tay chân miệng đặc trưng là sự hiện diện bóng nước ở cả ba vị trí tay, chân, miệng giúp ta loại trừ những bệnh lý khác.
Bệnh tay chân miệng làm xuất hiện viêm da bóng nước ở trẻ em.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh khá phổ biến ở trẻ em mùa đông xuân gây ra tình trạng viêm da bóng nước ở trẻ em. Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ để lại sẹo trên da. Thủy đậu đặc trưng bởi các mụn nước nổi dày đặc trên da, đầu tiên là tay, chân, sau đó lan ra khắp cơ thể. Những bọng nước này rất mỏng nên khi vỡ ra sẽ chảy dịch, chất mủ tanh bên trong gây nguy cơ viêm nhiễm cao. Những trẻ bị thủy đậu cần cách ly điều trị bởi bệnh có tính lây lan cao.
Viêm da bóng nước ở trẻ bị thủy đậu.
Bệnh giời leo (bệnh zona)
Bệnh giời leo cũng gây ra hiện tượng viêm da bóng nước ở trẻ em đi kèm với triệu chứng sốt, mệt mỏi, bỏ ăn. Mụn nước do giời leo có kích thước to nhỏ không đồng đều, tập trung ở một vị trí trên nền vùng da đang có ban đỏ, hồng.
Các vị trí thường xuất hiện zona có nhiều dây thần kinh như bẹn, cổ… các mụn nước chảy dịch, vỡ ra và đóng vảy trong vài tuần. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thần kinh thị giác, liệt thần kinh mặt… Bệnh viêm da bóng nước dễ gặp phải ở những trẻ có tiền sử thủy đậu, vì vậy cha mẹ cần theo dõi và tìm cách xử lý kịp thời để ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bệnh zona làm xuất hiện viêm da bóng nước ở trẻ em.
Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là một loại nhiễm khuẩn da nông gây ra viêm da bóng nước ở trẻ em. Da đỏ, nổi mẩn, nổi mụn mủ và bóng nước là đặc trưng của bệnh. Sau khi các bóng nước vỡ và chảy dịch, da sẽ đóng vảy. Đồng thời tiết ra dịch có màu mật ong.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của tụ cầu vàng hoặc liên cầu. Tác nhân gây bệnh thường sinh trưởng ở bề mặt da nông. Bệnh thường gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm quầng, viêm tủy xương, sốt tinh hồng nhiệt, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, hồng ban đa dạng… cần được điều trị sớm.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da bóng nước ở trẻ em sau khi tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng hay còn gọi là bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nọc độc từ các loại côn trùng, hóa chất, nguồn nước ô nhiễm gây ra khó chịu, ngứa ngáy, nổi các bóng nước trên da. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng từ vài ngày đến một tuần.Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc do tiếp xúc với những loại côn trùng và thực vật có độc mạnh, gây mưng mủ và ngứa tại vùng da tiếp xúc, nếu không được điều trị kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.
Cách khắc phục tình trạng viêm da bóng nước ở trẻ em
Để loại bỏ viêm da bóng nước ở trẻ em có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh để cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Áp dụng phương pháp dân gian:
- Tắm lá khế: Lá khế có vị đắng, sát khuẩn tốt nên được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm da. Dùng 1 bó lá khế chua rửa thật sạch, giã nhuyễn rồi nấu với 1 lít nước. Chắt lấy phần nước này cho thêm chút muối, để nguội rồi lau nhẹ nhàng lên các nốt mụn nước hàng ngày.
- Tắm nước chè xanh: Tương tự lá khế, chè xanh cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và săn se các nốt viêm da bóng nước ở trẻ em hiệu quả. Mẹ dùng 1 bó chè xanh rửa sạch, nấu chung với 1 lít nước, để nguội rồi lau lên vùng da đang bị mụn nước mỗi ngày 2 lần sẽ thấy cải thiện.
Tắm lá chè xanh trị viêm da bóng nước ở trẻ em.
Dùng thuốc tây trị viêm da bóng nước ở trẻ em:
- Thuốc chống viêm corticosteroid giúp loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giảm sưng viêm, nhanh săn se nốt mụn.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ Acid fusidic, Mupirocin nhằm loại bỏ vi khuẩn trên da, thúc đẩy vết thương nhanh lành, giảm sưng, nóng, đỏ, rát, chảy dịch.
- Thuốc sát trùng trong trường hợp mụn nước có dấu hiệu vỡ như Betadine, dung dịch hồ nước…
- Thuốc kháng histamin giảm triệu chứng ngứa, ngăn ngừa việc cào gãi gây trầy xước, trợt loét, tổn thương sâu.
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hạn chế triệu chứng viêm da bóng nước ở trẻ em.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: