Phát ban đỏ ở trẻ còn được gọi là bệnh ban đỏ, sốt tinh hồng nhiệt hay sốt Scarlet. Đây là một dạng bệnh do vi khuẩn phát triển ở những người bị viêm họng, loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất độc làm cho cơ thể trẻ bị phản ứng làm xuất hiện tình trạng phát ban đỏ.
Biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện của các mẩn đỏ khắp nơi trên cơ thể, đi kèm theo là triệu chứng sốt cao và đau họng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến tim, thận và các cơ quan khác trong cơ thể trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus, vi khuẩn này thường lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị đau họng cho đến 24-48 giờ sau khi người bệnh uống kháng sinh. Vi khuẩn này được phát tán thông qua tình trạng ho, hắt hơi, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-4 ngày. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 tuổi.
Chớ nên coi thường tình trạng phát ban đỏ ở trẻ em
Biểu hiện đầu tiên có thể thấy là tình trạng sốt cao trên 38 độ C kèm theo đau họng dữ dội, sưng hạch dưới cổ, ho liên tục, nhức đầu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Sau đó vài ngày, các nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, thường là ở cổ và mặt, rồi lan nhanh xuống ngực và lưng, lưỡi đỏ có màu dâu tây hoặc mâm xôi.
Dùng tay ấn lên nốt ban đỏ thì nó sẽ chuyển sang màu trắng. Sau ngày thứ 6, các nốt ban đỏ bắt đầu mờ dần, da bong, kéo dài từ 1-2 tuần trước khi cơ thể trở lại bình thường.
Thông thường để điều trị bệnh, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như: Penicillin hay Erythromycin. Trong thời gian mắc bệnh thì trẻ không cần kiêng cử bất cứ loại thực phẩm nào, nhưng nên chọn những loại dễ ăn, dễ tiêu hoá và uống càng nhiều nước càng tốt. Chỉnh nhiệt độ phòng từ 23-25 độ C để giữ mát và súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng để giúp giảm tình trạng đau họng.
Đọc thêm: Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì? cho nhanh khỏi
Để giảm tình trạng bệnh bố mẹ có thể duy trì các thói quen sinh hoạt của trẻ như sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Giữ cho trẻ luôn thoải mái, ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng và bổ sung nhiều nước cho trẻ, nên cho trẻ nằm máy lạnh để trẻ luôn mát mẻ.
- Tiến hành cách ly trẻ với các thành viên khác trong gia đình, lớp học hay những trẻ xung quanh nhà kể từ ngày trẻ bị đau họng đến 2 ngày sau khi dùng kháng sinh.
- Cho trẻ sử dụng riêng tất cả các loại đồ dùng cá nhân, ăn uống và phải vệ sinh thật sạch sẽ bằng xà phòng và nước sôi để tránh sự lây lan.
Bổ sung nước, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Xem thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt
- Cắt móng tay chân gọn gàng để tránh trẻ gãi quá nhiều gây trầy xước, thường xuyên rửa tay cho trẻ.
- Không dùng sữa tắm, xà phòng diệt khuẩn tắm cho trẻ, thay vào đó là sử dụng các loại bột tắm thảo dược để vệ sinh nhẹ nhàng làn da phát ban đỏ của trẻ, tránh tình trạng kích ứng với sữa tắm, xà phòng.
Thông báo ngay với bác sĩ khi trẻ sốt cao vài ngày không hết, vùng da lột có dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng, buồn nôn hay nôn mửa, đau tai, đau đầu, đau ngực và ho ra đờm đặc.