Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến tuy nhiên lại khó điều trị dứt điểm. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu nhiễm trùng da giúp cha mẹ đưa ra phương án điều trị kịp thời cho trẻ.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là thuật ngữ y khoa chỉ sự xâm nhập của vi khuẩn làm cho các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng. Nhiễm trùng da ở trẻ em kéo theo rất nhiều mầm bệnh, biến chứng được kéo dài từ nhẹ đến nặng. Làn da non nớt của trẻ là vị trí rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh thể nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng phải dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh gồm nhiều loại khác nhau.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh gồm nhiều loại khác nhau.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh gồm 4 loại phổ biến:

Loại 1: Nhiễm trùng da do vi khuẩn:

Một số loại viêm da do vi khuẩn thường gặp là viêm mô tế bào, chốc lở, mụn nhọt và bệnh phong… với những tổn thương ban đầu có kích thước nhỏ và tăng lên khi vi khuẩn lan rộng và thâm nhập sâu vào biểu bì da.

Loại 2: Nhiễm trùng da do virus:

Thường gặp là bệnh zona thần kinh, u mềm lây, mụn cóc, tay chân miệng.

Loại 3: Nhiễm trùng do nấm:

Bệnh lý phổ biến do nấm chủ yếu là nấm chân, hăm da, kẽ… đây là những vị trí phải tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau nhưng lại khó làm sạch gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

Loại 4: Nhiễm trùng da do ký sinh trùng:

Một số loại ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng da như Demodex, chấy rận, ghẻ… khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong vảy, thậm chí lở loét.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do xâm nhập của vi khuẩn làm cho các tổn thương trên da.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do xâm nhập của vi khuẩn làm cho các tổn thương trên da.

Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Cấu trúc da trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng da do nhiều nguyên nhân như:

- Trẻ bị trầy xước ngoài da khiến các vi sinh vật có hại xâm nhập, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

- Điều kiện sống ẩm ướt, chật chội, vệ sinh kém.

- Mặc quần áo không thấm hút mồ hôi khiến lỗ chân lông bít tắc, dễ nhiễm khuẩn.

- Quan niệm kiêng tắm rửa thường xuyên cho trẻ sơ sinh khiến da không được vệ sinh sạch sẽ mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn… đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

- Sử dụng sữa tắm, nước giặt có thành phần kích ứng làn da trẻ sơ sinh gây ngứa ngáy, khó chịu và nhiễm trùng da.

Sử dụng sữa tắm không phù hợp gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng sữa tắm không phù hợp gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

Cách nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, tuy nhiên phần lớn bệnh khi mới xuất hiện đều có các dấu hiệu da bị đỏ, phát ban, ngứa và đau rát. Đây là một số dấu hiệu điển hình để cha mẹ nhận biết bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh:

Xuất hiện mụn nhọt:

Các nốt mụn có mủ bên trong gây sưng đau, nhức. Nhọt chủ yếu xuất hiện ở nang lông xung quanh mặt, cổ, mông (đây là những vùng nhiều dầu và ẩm ướt).

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh gây ra mụn nhọt sưng tấy.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh gây ra mụn nhọt sưng tấy.

Chốc lở:

Đặc trưng của bệnh này là gây ra các nốt chốc lở, có bọng nước kèm dịch bên trong. Một khi các nốt này vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm, chảy dịch vàng và đóng vảy, rất dễ dẫn tới nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp khắc phục nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh tại nhà

Nếu phát hiện nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tìm phương pháp điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp tính, chàm hóa…Cha mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con bằng những phương pháp sau:

Giữ da bé luôn khô thoáng:

Cách này giúp mồ hôi được bay hơi và không dính lên bề mặt da, từ đó hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây bệnh.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát:

Một môi trường sống ẩm ướt, nhiều bụi bẩn luôn tiềm ẩn vô số hại khuẩn, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu nên càng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vì vậy việc vệ sinh môi trường sống là vô cùng cần thiết.

Khử trùng vùng da bị trầy xước, mụn nhọt:

Vết thương hở do trầy xước hay vết sưng viêm mụn nhọt luôn chứa ổ vi khuẩn sẵn sàng ăn sâu và lan rộng ra  các vùng da xung quanh, vì vậy bạn nên khử trùng vùng da này để tránh virus xâm nhập. 

Khử trùng vết thương thúc đẩy hồi phục da do nhiễm trùng nhanh chóng.

Khử trùng vết thương thúc đẩy hồi phục da do nhiễm trùng nhanh chóng.

Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa hoạt chất berberine, betadine có tác dụng kháng khuẩn tốt, tuy nhiên với những trường hợp nhiễm trùng nặng, nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: >>> Trẻ sơ sinh bị viêm da ở mặt và cách điều trị

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status