Kê sữa là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em sơ sinh, kê sữa thường xuất hiện chủ yếu ở phần mặt của trẻ như: Trán, mũi và hai bên má. Bệnh tuy không nguy hiểm, thường sẽ tự hết sau khoảng vài ngày, tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng để lại biến chứng và nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể trẻ sẽ phải mang di chứng của kê sữa đến suốt đời.
Mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị kê ở mặt là sự ứ đọng của các chất bã trên da, hormone nhận từ mẹ,… thường sẽ tuy không đau, nhưng hơi ngứa và gặp ở các vùng da trên trán, mũi, gò má và cả bắp tay. Kê sữa thường được gọi với các tên gọi khác như nang kê, mụn kê hay mụn sữa.
Loại kê này thường gặp rất nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một thống kê gần đây cho biết tỉ lệ trẻ sơ sinh bị kê sữa chiếm 20%. Có trường hợp kê sữa xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng đa phần thì sau vài tuần tình trạng này mới bắt đầu diễn ra ở trẻ.
Kê sữa ở trẻ sơ sinh không đáng lo nhưng phải chăm sóc đúng cách
Nguyên nhân gây ra tình trạng kê sữa ở trẻ sơ sinh được xác định là do những hormone mà trẻ được nhận từ mẹ hoặc do trẻ bị tình trạng phì đại tuyến bã. Các biểu hiện cụ thể là các nốt nhỏ li ti ở hai bên má, sau đó có thể lan dần sang cằm, trán và lưng.
Những nốt nhỏ này thường được bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ, nhưng cũng có trường hợp nó to bằng đầu hạt gạo và có nhân trắng như bã đậu.
Một số quan niệm dân gian cho rằng, khi thấy trẻ nổi kê sữa thì có thể dùng nước bọt bôi lên vùng da bị nổi kê sữa hoặc pha nước muối loãng để rửa mặt cho trẻ mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh.
Nếu áp dụng thì có thể da trẻ sẽ ngày càng bị tấy đỏ hơn, khả năng nhiễm trùng cao dẫn đến sốt và một số biến chứng nguy hiểm khác.
Kê sữa thường không nguy hiểm và sẽ tự hết trong khoảng vài tuần, có trường hợp kéo dài đến vài tháng. Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng và chú ý quan sát biểu hiện xảy ra, nếu như sau 3 tháng mà tình trạng không giảm thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
>>> Tìm hiểu: Cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Một số biện pháp sau để giảm nhanh tình trạng kê sữa của trẻ:
- Cần giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước sạch đun sôi để nguội hoặc bột tắm trẻ em bằng thảo dược tự nhiên. Có thể sử dụng sữa tắm để tắm cho trẻ, nhưng cần chọn loại có thành phần thiên nhiên, không gây kích ứng và phù hợp với làn da của trẻ.
Vệ sinh đúng cách hàng ngày kê sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tránh xa
- Trường hợp kê sữa mọc lan xuống vùng nách, bẹn thì có thể sử dụng bột tắm để rửa hàng ngày cho trẻ, hạn chế dùng phấn rôm vì có khả năng làm kích ứng thêm.
- Bố mẹ nên thử đổi loại sữa đang uống hoặc không ăn các loại đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng,… Ngoài ra, bố mẹ cũng cần quan tâm đến chất lượng thức ăn của trẻ và có thời gian ăn cho bé hợp lý. Khi trẻ còn bú mẹ thì cần hạn chế các loại thức ăn có mùi tanh cho mẹ.
- Tuyệt đối không bôi bất kì loại kem hay thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn để giữ an toàn cho trẻ trong suốt thời gian trẻ bị kê sữa.
- Bố mẹ cũng cần phải lưu ý, không dùng tay chạm hay chà xát quá mạnh vào các vùng da có kê sữa, vì nếu không khéo sẽ dẫn đến nhiễm trùng và tình trạng trở nên nặng hơn.
Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh bị kê sữa mẹ có thể tắm các loại lá sau:
- Lá giềng: Bạn hãy lấy một nắm lá giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun lấy nước cho bé tắm. Lá giềng rất lành và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa mụn kê ở trẻ nhỏ.
- Lá khế: Lấy lá khế, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Bé sẽ hết mụn kê sau vài lần tắm.
Bài thuốc đặc trị kê sữa, mụn sữa kết hợp từ: Hoàng liên, Berberin, Chlorophyll, Natri Bicarbonate, Tinh dầu Mùi.
Cách dùng: Hòa tan ½ gói vào khoảng 0.5 lít nước ấm, lau vùng mụn của trẻ. Không cần tắm tráng lại. Sử dụng 2 lần/ ngày. Sau 2 ngày hết các triệu chứng nổi mụn thêm, sau 3 - 5 ngày các mụn kê sẽ biến mất hoàn toàn
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Bài viết liên quan:
>>> Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì nhanh khỏi
>>> Thuốc bôi kê cho trẻ sơ sinh loại nào tốt