Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh từ đó đưa ra cách điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?
Sốt xuất huyết là gì? Đó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả do hệ thống miễn dịch còn non yếu.
Ở Việt Nam, sốt xuất huyết rất phổ biến do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.Từ tháng 7, 8, 9, 10 thời tiết mưa ẩm nhiều chính là thời điểm thuận lợi để sốt xuất huyết bùng phát và trở thành dịch lớn.
Sốt xuất huyết ở trẻ em do virus Dengue gây ra
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, có thể khiến trẻ tử vong. Do đó, nếu thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng ứng với 3 giai đoạn dưới đây, cha mẹ cần đưa tới bệnh viện thăm khám để kịp thời điều trị:
Giai đoạn 1: Trẻ bị sốt
Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên khi trẻ khởi phát bệnh đó là sốt cao đột ngột, liên tục, mặc dù trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Thời gian sốt có thể kéo dài từ 2-7 ngày kèm theo các triệu chứng như: mặt đỏ bừng, đau nhức cơ, đau đầu, đau khớp, da xung huyết… Trong một số trường hợp trẻ có thể bị đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, viêm kết mạc mắt. Đối với trẻ giai đoạn nhũ nhi có thể bị tiêu chảy hoặc ho sổ mũi. Sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn này vẫn còn khá mông lung, chưa thể phân biệt rõ ràng với các loại virus khác.
Ở giai đoạn nguy hiểm trẻ có thể bị thoát huyết tương ồ ạt rất nguy hiểm
Giai đoạn 2: Nguy hiểm
Sau thời gian sốt liên tục, trẻ bước vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, đó là những ngày từ thứ 3 – 7 sau khi trẻ mắc bệnh. Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này chính là trẻ bị thoát huyết tương, tức là lượng máu trong cơ thể thoát ra ồ ạt khiến bụng trẻ chướng to. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 24-48 giờ khiến trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.
Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức, bởi hiện tượng tràn dịch màng phổi, màng bụng, mi mắt phù nề đã xảy ra. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ khiến trẻ bị sốc với biểu hiện: lờ đờ, bứt rứt, da lạnh, ẩm, lạnh đầu chi, mạch nhanh, tụt huyết áp… Đặc biệt, trẻ có thể bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở cẳng chân, hai cánh tay, mạng sườn… đồng thời xuất hiện ở niêm mạc như chảy máu chân răng, máu mũi, tiểu ra máu…
Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết không phải dấu hiệu bắt buộc ở bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bởi có rất nhiều trẻ tuy mắc bệnh nhưng hoàn toàn không có triệu trứng này. Mặc dù vậy khi bước sang giai đoạn nguy hiểm trẻ vẫn có thể bị tử vong, hoặc gặp phải biến chứng nguy hiểm như bị sốc dẫn tới giảm tri giác, giảm huyết áp và giảm thân nhiệt.
Giai đoạn 3: Phục hồi
Bước qua giai đoạn 2 nguy hiểm là lúc trẻ bắt đầu hồi phục khi hết sốt, sức khỏe cải thiện nhiều, trẻ bắt đầu thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều hơn. Lúc này khi xét nghiệm máu, số lượng bạch cầu không ngừng tăng, tiểu cầu trở về mức bình thường.
Đọc thêm: Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào?
Hướng dẫn cha mẹ cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà
Ở giai đoạn khởi phát, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết. Đa phần các trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ em có thể điều trị tại nhà mà không cần nằm viện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Khi trẻ sốt cao cần uống thuốc hạ sốt ngay
+ Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cho trẻ, nếu thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ cần uống ngay thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì có thể dẫn tới xuất huyết, toan máu rất nguy hiểm.
+ Cho trẻ uống nhiều nước vì khi sốt trẻ thường bị mất nước, nên bổ sung nước điện giải oresol, nước lọc, nước trái cây chứa nhiều vitamin C hoặc cháo loãng pha muối… để bổ sung điện giải cho trẻ.
+ Chế độ ăn của trẻ nên chia thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn các món loãng như cháo, súp giúp dễ tiêu và cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm tránh trường hợp bị nhầm với xuất huyết đường tiêu hóa.
+ Để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động trong thời gian mắc bệnh.
+ Với trường hợp trẻ không thể tự uống được nước do nôn ói quá nhiều, không tỉnh táo, lờ đờ, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay để kịp thời xử lý.
Tham khảo: