Viêm mũi họng cấp là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết bé nào cũng sẽ một lần mắc phải bệnh lý này. Nếu kéo dài có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi hoặc thậm chí là viêm khớp. Đó là lí do cha mẹ không nên coi thường bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em.
Theo các chuyên gia y tế viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên bệnh đang ở giai đoạn đầu, nếu kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính và khó điều trị hơn. Bệnh thường xảy đến một cách đột ngột, nhất là với những bé có sức đề kháng kém và có tiền sử bị viêm đường hô hấp là đối tượng thường gặp nhiều nhất.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ
- Do vi khuẩn và virus hoặc nấm gây ra: đây được xem là các tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em hiện nay.
- Do thời tiết thất thường: thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh, mưa ẩm ướt khiến cho cơ thể của trẻ không kịp thích nghi. Cộng thêm hệ miễn dịch suy giảm nên dễ dàng khiến cho vi khuẩn cùng virus tấn công gây bệnh.
- Do môi trường sống bị ô nhiễm: nếu bé mà sống lâu trong không gian có nhiều khói bụi, hoá chất hoặc khói thuốc lá, khí than… càng dễ bị bệnh viêm mũi họng hơn.
- Do bé nằm lâu trong phòng điều hoà lạnh hoặc nhiễm phải gió lạnh vì thế bé sẽ dễ bị cảm lạnh và gây ra hiện tượng sổ mũi hắt hơi và viêm mũi.
- Do bé bị lây truyền virus ở những người bị cúm, sởi hoặc bệnh viêm nhiễm.
- Do sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé ở giai đoạn này còn yếu, chính vì thế càng dễ bị bệnh hơn so với người lớn hoặc các bé có hệ miễn dịch tốt.
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ
Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp tính thường có những biểu hiện đặc trưng như:
- Bị chảy nước mũi: khi mũi họng bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch nhày, mũi bé sẽ liên tục chảy nước, dịch nhày cả phía trước và sau mũi, vì thế mẹ phải lau mũi liên tục cho con.
- Bị nghẹt mũi: dịch mũi tiết nhiều sẽ làm bít tắc đường thở của bé, dịch mũi ngăn không cho không khí vào trong nên gây nghẹt. Nghẹt mũi có thể xảy ra ở 1 bên hoặc 2 bên mũi.
- Mũi của bé lúc này sẽ bị xung huyết phù nề, hơi đỏ hơn so với bình thường
- Trẻ bị ho khan ho có đờm. do mũi hong thông nhau và liên quan mật thiết với nhau. Khi dịch mũi chảy ra sau mũi sẽ chảy xuống họng, bé lại không biết xì mà hay nuốt dịch mũi vào trong, vì thế sẽ gây viêm họng và ho có đờm.
Ho khan có đờm là dấu hiệu dễ nhất để nhận biết bệnh viêm họng cấp.
- Trẻ khó thở, thở khò khè: lúc này bé sẽ có dấu hiệu thở khó khăn hơn, phải há miệng để thở do mũi bị bí tắc, vì thế hay phát ra tiếng khò khè khi thở.
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc là sốt cao: sốt là triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị viêm và nhiễm khuẩn, có những bé bị viêm mũi họng cấp sốt cao tới 40 độ C, nặng hơn có thể co giật.
- Lười ăn, hay bị nôn trớ: khi bị bệnh thì bé sẽ khó chịu, chán ăn. Thêm vào đó ở cổ có đờm và sưng nên cứ ăn vào là nôn ra.
- Ngoài ra bé còn thường quấy khóc, khó ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, đi ngoài phân lỏng…
Mẹ nên áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ.
Đọc thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi xanh
Cách điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Với các bé bị viêm mũi dị ứng do virus thì không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Chính vì thế nếu thấy con bị bệnh hãy áp dụng các cách sau:
- Hạ sốt cho con bằng cách chườm khăn nóng vào các vị trí như nách, tránh, bẹn, chân tay. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C cần cho bé uống thuốc hạ sốt.
- Cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày để hạ sốt, thanh lọc cơ thể và chống viêm.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm. Để tăng hiệu quả hãy để bé nằm nghiêng sang một bên rồi nhỏ nước muối cho nước chảy sang mũi kia thì lại lặp lại, như vậy vừa giúp làm sạch đờm và còn nhanh hết viêm.
- Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng.
Xem thêm:
>>> Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì an toàn và nhanh khỏi?