Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tay chân miệng là một dạng bệnh lý do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi trở xuống, bệnh có nguy cơ lây lan rất cao qua tuyến nước bọt hay tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm của trẻ. Căn bệnh này được đánh giá là hết sức nguy hiểm, khả năng tử vong cao nếu không điều trị kịp thời và chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa căn bệnh này.

Cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời

Biểu hiện ban đầu ở bệnh tay chân miệng của trẻ là sốt nhẹ kèm theo triệu chứng đau miệng, đau họng, chảy nước bọt và trẻ biếng ăn hơn ngày bình thường. Đối với trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường hay khóc do đau, bỏ bú, miệng trẻ xuất hiện các vết loét đỏ như bị lở miệng, xuất hiện nhiều ở môi trong, vòm miệng, lưỡi, lợi,…

Quan sát kĩ sẽ thấy có những nốt phát ban dạng bị phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da trong lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông trẻ.

Bệnh tay, chân, miệng mối nguy cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh

Bệnh tay, chân, miệng mối nguy cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh 

Đối với căn bệnh này, phụ huynh cần phải quan sát và theo dõi trẻ thật kĩ, trường hợp trẻ bị sốt trên 39 độ C và có kèm thêm nhiều triệu chứng khác như:

- Khó ngủ

- Quấy khóc

- Bứt rứt trong người

- Ngủ li bì

Thỉnh thoảng trẻ hay bị giật mình và giơ hai tay lên thì có khả năng trẻ bị biến chứng của bệnh và cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Nếu chậm chạp trong tình huống này từ 6-12 tiếng, bệnh sẽ nhanh chóng trở nặng, xuất hiện biểu hiện lừ đừ, trợn mắt, co giật tim, run tứ chi, tim mạch nhanh, thở gấp, viêm não, viêm cơ tim, sưng phù phổi và thậm chí là tử vong.

Bệnh cần phải được phát hiện sớm, tiến hành cách ly trẻ với môi trường tập thể vì khả năng lây lan và bùng phát thành dịch rất cao. Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, dù có biến chứng nặng thế nào và không để lại bất kì di chứng nguy hiểm nào cho sự phát triển về sau của trẻ.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo nổi bóng nước ở bàn chân, bàn tay thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tay chân miệng, nhanh chóng cách ly trẻ và thông báo với gia đình, địa phương để có những biện pháp can thiệp, vệ sinh sạch sẽ khu vực trẻ sống, hạn chế sự lây lan hình thành ổ dịch.

Nếu trẻ đang đi học thì cần thông báo ngay cho nhà trường và các bậc cha mẹ có con học chung lớp, chung trường theo dõi con của mình và vệ sinh sạch sẽ trường lớp.

Chăm sóc trẻ cẩn thận để bệnh tay, chân, miệng không còn là nỗi lo

Chăm sóc trẻ cẩn thận để bệnh tay, chân, miệng không còn là nỗi lo  

Xen thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ, nếu bé mắc bệnh ở thể nhẹ có thể đưa trẻ về nhà, tiến hành theo dõi diễn biến bệnh và có lịch tái khám theo yêu cầu của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến viện nếu tình trạng trở nặng hơn. Quan sát giấc ngủ và tình trạng co giật của trẻ, đây là hai biểu hiện cho thấy biến chứng nặng của bệnh.

Chế độ chăm sóc khi trẻ bệnh cần phải được quan tâm sâu sắc, không nên kiêng tắm mà ngược lại cần tắm vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong phòng kín gió.

Tuyệt đối không dùng xà phòng diệt khuẩn vì nó sẽ làm kích ứng hay sát khuẩn quá mức sẽ để lại sẹo trên da trẻ, nên sử dụng các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên để vệ sinh, làm dịu và hồi phục làn da bị tổn thương của trẻ.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status