Hắc lào ở trẻ còn được gọi với cái tên khác là bệnh lác, bệnh do 2 loại nấm cạn nằm trong nhóm Dermatophytes, thường gặp nhất là hai loại nấm Trychophyton và Epidermophyton gây nên. Hắc lào được biết đến là một bệnh ngoài da rất phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau và không phân biệt nam, nữ. Không riêng gì người trưởng thành, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh.
Nguyên nhân bệnh hắc lào ở trẻ
- Vệ sinh không đúng cách: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc vệ sinh đúng cách cho trẻ giúp ngăn chặn nhiều bệnh ngoài da, do đó chỉ cần bố mẹ thực hiện sơ xài hay không cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và hình thành bệnh hắc lào.
Hắc lào rất dễ gặp ở trẻ nếu vệ sinh không cẩn thận
- Trẻ có cơ địa nhạy cảm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có làn da mỏng manh, sức đề kháng của cơ thể cũng yếu nên rất dễ bị các tác nhân của bệnh hắc lào xâm nhập vào bên trong da.
- Sự lây nhiễm: Nếu trẻ tiếp túc với những người bệnh hắc lào hay tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm của bệnh là rất cao.
>>> Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ có đáng lo?
Biểu hiện của bệnh hắc lào ở trẻ
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là xuất hiện tình trạng ngứa, sau đó xuất hiện các mẩn đỏ mọng nước, vùng da bị hắc lào thường có các chấm tròn dạng đồng tiền.
- Khi bị bệnh hắc lào, trẻ sẽ ngứa ngáy suốt cả ngày đêm, thường sẽ ngứa nhiều hơn về đêm dẫn đến trẻ ngủ không đủ, không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi,… Các mẩn đỏ sẽ xuất hiện rõ, mụn nước sẽ bắt đầu nổi lên ở phần rìa của vùng da bị tổn thương.
- Hắc lào thường xuất hiện ở các vị trí: mặt, ngực, bụng, bẹn và chân tay của trẻ, nếu không ngăn chặn bệnh kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lan sang các vị trí khác, mức độ tổn thương trên da sẽ ngày càng nặng hơn, bị chàm hoá và dễ dàng lây lan cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp.
Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ
- Thông thường, trị hắc lào sẽ được bôi các loại thuốc như Antimycose, ASA, BSI,… thuốc tác động mạnh nhưng gây lột da, đau rát và để lại các vết nám sẹo trên da. Hiện nay, đã có thuốc bôi thay thế có dẫn xuất từ Imidazole như: Clotrimazole, Miconazole,…
Trong đó, Ketoconazole có tác dụng khá tốt, thuốc này thường không màu, không mùi, không lột da nhưng có thể làm trẻ bị dị ứng. Phụ huynh cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng cho trẻ.
Vệ sinh đúng cách cho trẻ để phòng bệnh hắc lào
- Bên cạnh đó, bố mẹ có thể sử dụng sản phẩm bột tắm trẻ em có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để tắm hay rửa cho trẻ mỗi ngày. Cơ chế tác động tự nhiên sẽ đẩy lùi các loại nấm, vi khuẩn ngoài da và giảm nhanh triệu chứng bệnh của trẻ.
Đọc thêm: Bệnh hắc lào có lây không?