Không chỉ là bệnh lý về da thông thường, nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân trẻ còn là triệu chứng ban đầu của những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát và tìm hiểu kỹ các triệu chứng để có thể chữa trị cho trẻ kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tùy vào các triệu chứng cụ thể mà có thể chuẩn đoán hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân của trẻ là một trong những bệnh sau đây:
Bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tay chân miệng là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra, do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.
Khi mới mắc bệnh, triệu chứng đầu tiên ở trẻ thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và thường sau sốt 1 - 2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng, nổi ban. Ban xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước thường khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc có thể xuất hiện ở mông. Trẻ thường thấy khó chịu, quấy khóc, nôn trớ và bị tiêu chảy.
Khi phát hiện trẻ có, các những biểu hiện của bệnh chân tay miệng bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Chân tay miệng ảnh là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ
Nổi mề đay, viêm da cơ địa
Khi cơ thể của trẻ mẫn cảm với một số tác nhân dị nguyên như: Nguồn nước sinh hoạt; Hoá chất (như cao su, xi măng, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa); Bị côn trùng cắn; Dị ứng với thức ăn từ hải sản, thịt bò, trứng, thịt gà, thực phẩm lên men hay thức ăn nhanh…. Cũng đều khiến cho tay, chân hoặc những nơi trẻ tiếp xúc với hóa chất sẽ bị tấy đỏ, sưng và ngứa rát, những vết sưng tấy có thể lan ra những vùng da bên cạnh nơi tiếp xúc.
Dị ứng với thời tiết
Một trong những nhân tố gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân của trẻ đó chính là dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh chuyển sang nóng, hay khi thời tiết chuyển từ khô ráo sang nồm ẩm), lúc này cơ thể của trẻ còn chưa thích ứng kịp thời, cộng với hệ miễn dịch kém nên bệnh sẽ được hình thành. Dị ứng thời tiết còn kèm theo một số triệu chứng khác như: trẻ sẽ chảy nước mũi, hắc hơi liên tục, mắt đỏ.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là căn bệnh làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ không thực hiện chức năng ngăn chặn và loại trừ sự tấn công của các yếu tố nguy hiểm thâm nhập.
Ngược lại, khi mắc phải căn bệnh này chúng lại quay sang tăng tiết thêm kháng nguyên làm hại nghiêm trọng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể của trẻ.
Thời kì đầu của bệnh không có triệu chứng nào rõ ràng nên các bậc phụ huynh có thể chủ quan bỏ qua nhưng dấu hiệu rõ rệt hơn sẽ xuất hiện sau vài tháng đến vài năm mắc bệnh có thể xuất hiện vô số triệu chứng như: đau các xương khớp, sốt cao, ngực bị đau tức, tóc rụng nhiều, sưng loét miệng, nổi ban đỏ, ngứa ở tay chân và mặt… Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh di truyền từ mẹ sang con.
Bệnh lupus ban đỏ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ
Bệnh chàm tổ đỉa
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp nhất, bệnh có nhiều hình thái khác nhau nhưng hầu hết triệu chứng ngứa da tay chân là biểu hiện cơ bản nhất của bệnh. Không những ngứa ngáy mà còn nổi những mụn nước rất khó chịu. Nếu càng tác động vào thì tình trạng ngứa sẽ càng dữ dội hơn, cũng có thể ngứa trên cả ngón tay và ngón chân. Triệu chứng ngứa ngáy này càng diễn ra mạnh hơn vào ban đêm trong suốt thời điểm điều kiện thời tiết ấm và ẩm.
Thiếu hụt vitamin
Nếu các mẹ thấy trẻ có biểu hiện ngứa râm ran ở cả 2 tay thì nguyên nhân có thể là do cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin B12. Kèm theo biểu hiện ngứa ở tay, trẻ sẽ thấy mệt mỏi, lờ đờ.
Đọc thêm: Cách điều trị mẩn ngứa khắp người ở trẻ đơn giản