Trẻ bị sổ mũi nếu được chăm sóc đúng cách sẽ giúp con mau khỏi hơn, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Vậy thì khi con không may bị sổ mũi thì mẹ cần phải chăm sóc như thế nào sao cho hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bé?.
Nước mũi chảy nhiều, hắt hơi thường xuyên là biểu hiện rõ ràng nhất ở trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi nên tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm
Tắm nhanh hoặc lau người cho bé bằng nước ấm không nên kiêng nước, kiêng tắm
Sai lầm của nhiều mẹ khi thấy con bị sổ mũi là cho bé kiêng nước và kiêng luôn tắm vì sợ bé lạnh. Tuy nhiên mẹ cần biết rằng cơ địa của bé khác với người lớn, bé tiết rất nhiều mồ hôi, vì thế nếu không được tắm rửa bé sẽ rất khó chịu và còn dễ làm phát sinh các bệnh lý về da khác như rôm sẩy, mẩn ngứa khác. Do vậy mẹ vẫn nên tắm cho con nhưng cần tắm nhanh với nước ấm. Nước ấm sẽ có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp bé thư giãn hơn. Để tăng hiệu quả mẹ có thể cho thêm vào đó 1-2 giọt tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm.
Bé bị sổ mũi cần phải được giữ ấm cơ thể
Các mẹ có biết nhiễm lạnh chính là thủ phạm gây ra chảy nước mũi ở trẻ. Nhất là vào thời tiết mùa đông mẹ càng cần phải chú ý mặc ấm cho bé, đi tất chân tất tay, đội mũ, khi cho bé ra ngoài cần đeo khẩu trang để khí lạnh không tấn công bé.
Giữ ấm cơ thể cho bé khi bị sổ mũi
Cách đơn giản để làm ấm cơ thể cho bé đó là mẹ hãy xoa một chút tinh dầu bạc hà, tràm hay tỏi ở dưới gan bàn chân của bé, sau đó đi tất chân lại. Như vậy sẽ làm ấm cơ thể nhanh, giúp bé chống chọi tốt được với các tác nhân gây bệnh.
Tham khảo: Cách trị sổ mũi cho trẻ bằng mẹo dân gian vô cùng hiệu quả
Khi bé sổ mũi hãy cho con bú mẹ nhiều hơn
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nó tốt hơn mọi loại sữa, vì thế các chuyên gia thường khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để giúp bé phát triển tốt hơn.
Cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng khi bị sổ mũi
Dạ dày của bé tiêu hoá tốt nhất đó là sữa mẹ, sữa mẹ không chỉ có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn có chứa nhiều các kháng thể tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng cho bé. Do vậy bé sẽ có thể phát triển tốt và đẩy lùi triệu chứng sổ mũi một cách hiệu quả hơn.
Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng
Bé bị sổ mũi mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để kích thích hệ miễn dịch
Khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ rất dễ bị các tác nhân như vi khuẩn hay nấm mốc phát triển gây bệnh. Vì thế trong lúc này, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức để kháng, góp phần giảm thiểu sổ mũi ở trẻ an toàn và hiệu quả, giúp bé mau khỏi hơn. Ví dụ như cho bé ăn nhiều các loại trái cây có chứa vitamin C như cam, quýt, rau xanh để tiêu hoá tốt.
Đọc thêm: Bé bị sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Cho trẻ ngủ đúng tư thế
Tư thế ngủ có ảnh hưởng khá lớn đến hô hấp của bé. Thông thường nếu không bị ngạt mũi thì sẽ không có vấn đề gì khi ngủ, nhưng do bị sổ mũi nên bé sẽ ngạt mũi thở rít và khó thở hơn. Nhất là khi nằm ngủ, nếu để đầu thấp hơn so với người thì tình trạng nghẹt mũi khó thở càng diễn ra nặng hơn, khiến bé thở khò khè và ngủ không ngon giấc.
Tư thế ngủ của bé cũng ảnh hưởng lớn tới tình trạng sổ mũi ở trẻ
Do đó mẹ hãy nâng phần đầu bé được nâng cao lên một chút, mẹ nên đặt thêm khăn dưới gối để chỉnh độ cao phù hợp, như vậy sẽ giúp bé dễ thở hơn và cải thiện giấc ngủ ngon.
Cho con uống nhiều nước ấm hơn
Nước là thành phần quan trọng đối với cơ thể con người, bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng cần có nước để hoạt động. Đặc biệt nước còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp đào thải các độc tố và vi khuẩn bên trong ra ngoài tốt hơn, giúp thanh lọc cơ thể.
Uống nhiều nước ấm tăng hoạt dịch ra ngoài, kích thích lưu thông máu cho bé
Hơn nữa việc mẹ cho con uống nước ấm còn giúp làm loãng các dịch đờm, kích thích lưu thông máu trong cơ thể, giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn. Thậm chí còn giúp hạ sốt tốt hơn, bé mau khỏi hơn. Lưu ý không nên cho con uống nước lạnh khi đang sổ mũi bởi nó càng làm gia tăng tình trạng bệnh của con.
Ngoài ra nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá sức gây mệt mỏi.
Bài viết liên quan:
>>> Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi kéo dài mẹ đã biết cách điều trị chưa
>> Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi xử lý thế nào?