Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi kéo dài và cách điều trị

Ho và sổ mũi là 2 triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào lúc thời tiết thay đổi thất thường, lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Tuy nhiên nếu trẻ bị ho sổ mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của con.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Hệ hô hấp của trẻ dễ bị xâm nhập bởi virus và vi khuẩn - Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Hệ hô hấp của trẻ dễ bị xâm nhập bởi virus và vi khuẩn.

Lúc này đường hô hấp của trẻ đang bị viêm bởi virus, vi khuẩn hay các ký sinh trùng khác… Các tác nhân này đã tấn công cơ quan hô hấp, làm giảm sức đề kháng, gây viêm nhiễm khiến mũi chảy nhiều dịch. Dịch mũi này chảy ra cả trước và sau mũi, nếu lâu ngày không xử lý tốt thì dịch mũi này chảy cả xuống họng gây viêm họng và ho.

Bên cạnh đó bé bị ho sổ mũi kéo dài chủ yếu là do sức đề kháng của bé quá yếu. Bởi với những người có sức đề kháng tốt thì có thể chống chọi lại được các yếu tố gây bệnh, còn bé có hệ miễn dịch suy giảm thì thường dễ bị tấn công hơn. Do đó chỉ cần thời tiết thay đổi thất thường là bé sẽ bị ho sổ mũi.

Một lý do nữa khiến bé hay bị sổ mũi và ho đó là do bé cảm lạnh. Mẹ nên biết rằng bé bị nhiễm lạnh không chỉ do tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh mà còn do mẹ ủ con quá kín, mồ hôi ra nhiều không được làm khô nên thấm ngược vào gây cảm giác lạnh cho bé từ đó gây bệnh.

Nếu như bé bị ho kèm sổ mũi lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản hoặc là viêm tiểu phế quản… ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của bé, vì thế cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Trẻ 6 tháng tuổi bị ho sổ mũi phải điều trị thế nào cho an toàn

Cách xử lý khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

- Đầu tiên, mẹ hãy vệ sinh mũi sạch sẽ cho con bằng nước muối ấm. Mẹ nên ra hiệu thuốc mua dung dịch nước muối đã pha sẵn đúng tỷ lệ để rửa mũi cho con. Với những bé sơ sinh thì có thể nhỏ mũi ngày 3-4 lần, còn với bé lớn hơn, chảy nhiều dịch mũi thì mẹ nên rửa mũi để làm sạch niêm mạc mũi từ sâu bên trong. Khi rửa mũi cho con, hãy để bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên, lấy xi lanh bơm nước muối vào lỗ mũi phía trên cho tới khi nước chảy xuống lỗ mũi phía dưới. Sau đó đổi ngược bên, ngày rửa 2-3 lần cho tới khi nước mũi hết chảy thì thôi.

- Nếu bé bị ngạt mũi nhiều do chảy nước mũi thì mẹ hãy hút mũi cho con. Nhưng nhớ không hút bằng mồm mà nên sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sạch các dịch mũi ở sâu bên trong, tránh dịch mũi chảy xuống họng nhiều sẽ càng gây ho.

- Về chế độ ăn uống: mẹ hãy chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để con hấp thu tốt, đỡ nôn ói. Đặc biệt nên cho bé ăn cháo để vừa dễ nuốt, dễ tiêu hoá mà còn giúp toát mồ hôi nhanh, giúp đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài tốt hơn. Ví dụ cho bé ăn cháo gừng, cháo hành tây, cháo tía tô, cháo táo đỏ và bí đỏ… rất tốt cho bé.

Ho sổ mũi kéo dài - Chế độ ăn phù hợp giúp đào thải chất độc trong cơ thể cho mẹ và bé.

Chế độ ăn phù hợp giúp đào thải chất độc trong cơ thể cho mẹ và bé.

- Cần giữ ấm cơ thể cho con, nhất là vùng cổ ngực, không để mũi tiếp xúc với gió lạnh, tránh nằm điều hoà quá lạnh, bịt kín mũi nếu phải ra ngoài.

- Nếu trẻ bị ho sổ mũi kéo dài mẹ có thể dùng một số thảo dược an toàn để trị ho và sổ mũi cho con như: dùng quất, húng chanh, gừng, mật ong hay đường phèn đem chưng hấp rồi cho bé uống. Uống đều đặn sẽ giúp giảm ho, giải cảm, giúp tiêu đờm và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh hơn.

- Tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ. Việc tuỳ tiện dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc, vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm hại tới hệ tiêu hoá và khiến bé càng trở nên mệt mỏi.

Đọc thêm: Trẻ 4 tháng tuổi bị ho khắc phục thế nào

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21