Nếu thấy con có những biểu hiện sổ mũi, các mẹ có thể áp dụng cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng phương pháp dân gian vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả.
Có lẽ nhiều mẹ sẽ nghĩ đến việc cho con dùng thuốc kháng sinh để trị sổ mũi mau khỏi. Nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ uống thuốc tây quá sớm, nhất là tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Ngay cả đối với người lớn thuốc tây còn gây hại nên nếu mẹ tự ý cho con uống thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và chức năng tiêu hoá của bé, gây nhờn thuốc và làm ảnh hưởng đến việc điều trị về sau. Vì thế dùng các bài thuốc dân gian vẫn được tin dùng hơn vì sự an toàn và tiện dụng.
Thời tiết thay đổi bé rất dễ bị sổ mũi
Các cách trị sổ mũi ở trẻ em từ dân gian
Cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng nước muối:
Đây là cách cực kỳ đơn giản và hiệu quả, được các bác sỹ khuyến khích mẹ nên áp dụng khi con có biểu hiện sổ mũi. Mẹ có thể mua lọ nước muối ở bất cứ hiệu thuốc nào với giá chỉ vài nghìn đồng, có thể dùng nước muối sinh lý hay dạng nước biển đều được. Mẹ chỉ cần nhỏ mũi cho con hàng ngày, đều đặn 3-4 lần/ngày là con sẽ nhanh khỏi.
Xịt nước muổi biển hoặc sản phẩm đặc trị sổ mũi cho bé
Đọc thêm: Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không?
Đối với chai xịt muối biển, khi xịt cho con mẹ cần cho bé nằm nghiêng đầu sang một bên. Sau đó đặt vòi phun của chai nước muối biển sát vào vách lỗ mũi và nhớ xa vạch an toàn. Rồi ấn nhẹ dứt khoát trong 2 – 3 giây để nước muối làm sạch sâu bên trong hốc mũi.
Cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng nước chanh ấm:
Chanh tươi là loại quả tự nhiên có chứa hàm lượng axit citric rất lớn. Mà hoạt chất này lại có tác dụng trong điều trị sổ mũi cho trẻ em rất hiệu quả, thường có mặt trong các thành phần của thuốc chữa sổ mũi của bé hiện nay. Thêm vào đó chanh tươi cũng có chứa rất nhiều vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch và loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Cho bé uống nước chanh tươi để tăng vitamin C nâng cao hệ miễn dịch cho bé
Chính vì thế để con mau hết sổ mũi, mẹ có thể pha chanh tươi với nước ấm rồi cho bé uống hàng ngày. Riêng với bé đã trên 1 tuổi thì có thể pha thêm với 1 chút mật ong để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn, dùng đến khi hết nước mũi thì dừng lại.
Cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng tỏi
Theo nghiên cứu thì mật ong có tính sát khuẩn tốt còn trong tỏi lại có nhiều chất alliin - là loại chất đặc biệt có khả năng đặc trị cảm cúm, giúp long đờm, giảm ho, dễ thở, tránh nghẹt mũi và sổ mũi cực tốt. Vì thế bạn nên tận dụng 2 nguyên liệu sẵn có này.
Tỏi đập nhiễn hay tỏi bóc vỏ đun sôi với nước
Tham khảo: Nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi xanh
Cách thứ nhất, mẹ có thể lấy vài tép tỏi(băm nhuyễn được thì càng tốt), cho vào nồi nước đã đun sôi sẵn tầm 250ml nước và 1 chút muối. Mẹ cho con uống 2 lần/ngày đến cho đến khi khỏi hẳn là được, dung dịch có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp làm sạch chất độc và thông thoáng mũi rất tốt.
Cách thứ 2, mẹ lấy 4 - 5 tép tỏi còn nguyên vỏ cho vào dấy bạc nướng trên lửa. Nướng cho đến khi thấy mùi thơm, lấy tỏi ra rồi cho vào 20ml nước đun sôi để nguội, ép mạnh tay để tỏi nát, lấy nước cốt cho bé uống 1 – 2 lần/ngày.
Cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng gừng và mật ong
Trong gừng có nhiều tinh dầu kèm theo tính cay ấm nên có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiêu hóa, giúp chữa cảm lạnh và buồn nôn, sổ mũi tốt. Mẹ chỉ cần cắt gừng thành từng lát đem hấp với mật ong, đem cho con uống nước đó là các triệu chứng sổ mũi sẽ thuyên giảm.
Uống nước hấp mật ong với gừng
Cách trị sổ mũi ở trẻ em bằng húng chanh và quất
Nước húng chanh, đường phèn, quất giúp kháng khuẩn, tiêu đờm bài tiết dịch mũi rất tốt
Lá húng chanh là một vị thuốc nam cực kỳ tốt cho sức khoẻ, có tác dụng phát tán phong hàn, kháng khuẩn, tiêu đờm có khả năng giúp long đờm, trị ho và sổ mũi rất tốt. Các mẹ chỉ việc dùng vài lá húng chanh cùng 2-3 quả quất đem rửa thật sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó cho ra chén, cho thêm ít đường phèn vào hấp cách thuỷ cho con uống ngày 2-3 lần mỗi lần 2-5ml tới khi khỏi.
Đọc thêm:
>>> Trẻ bị sổ mũi có nên tắm hay không?
>>> Trẻ 6 tháng tuổi bị ho sổ mũi điều trị thế nào?