Các biện pháp giúp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi hiệu quả

Bé sơ sinh bị sổ mũi kéo dài sẽ gây ngạt mũi, khó thở, bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. 

Có thể nói rằng sổ mũi là một triệu chứng khá quen thuộc ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do bé bị cúm, cảm lạnh hoặc bị dị ứng, nghẹt mũi sinh lý mà ra. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng này có thể gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa hoặc viêm phế quản, vì thế các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi hiệu

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi hiệu

Các biện pháp giúp phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh

- Đầu tiên mẹ cần phải tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé. Sở dĩ trẻ dễ bị sổ mũi cũng là do sức đề kháng kém nên dễ bị vi khuẩn, virut tấn công. Do đó mẹ hãy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, ăn ngủ đúng giờ giấc, xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo chất lượng nguồn sữa tốt nhất để giúp bé chống chọi tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết và môi trường, hạn chế mắc các bệnh vặt.

Trẻ dễ bị sổ mũi cũng là do sức đề kháng kém nên dễ bị vi khuẩn, virut tấn công

Trẻ dễ bị sổ mũi cũng là do sức đề kháng kém nên dễ bị vi khuẩn, virut tấn công

- Tiếp đến, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể của bé hàng ngày bằng cách tắm nước ấm. Tốt hơn mẹ có thể cho thêm vào 1-2 giọt tinh dầu tràm để bé cho tắm, cách này vừa giúp làm sạch vi khuẩn trên người vừa chống bị cảm cúm rất tốt, nhất là vào mùa lạnh. Đặc biệt vào mùa hè bé ra mồ hôi nhiều thì càng cần phải tắm rửa thường xuyên hơn Không nhưng không nên tắm bằng nước lạnh bởi như vậy sẽ dễ gây cảm lạnh.

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé sơ sinh khi có triệu chứng chảy nước mũi

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé sơ sinh khi có triệu chứng chảy nước mũi

- Bên cạnh đó mẹ nên chú ý rửa mũi, vệ sinh mũi cho con thường xuyên. Ngay cả khi bé không bị sổ mũi mẹ vẫn nên dùng lọ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, chỉ cần nhỏ 2-3 giọt mỗi bên, 1 ngày 1 lần thôi cũng giúp làm sạch mũi, chống bị sổ mũi và ngăn ngừa được các bệnh viêm nhiễm hô hấp.

- Phải giữ ấm cơ thể cho bé sơ sinh: đây được xem là một trong những cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà mẹ nên nắm được. Bởi nhiễm lạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sổ mũi, do vậy cần chú ý đảm bảo bé được ấm, nhất là vào mùa đông. Mẹ phải đi tất chân tất tay cho bé, đội mũ, tránh gió…

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh đề phòng bé bị lạnh dẫn đến sổ mũi

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh đề phòng bé bị lạnh dẫn đến sổ mũi

- Hạn chế tối đa cho trẻ nằm điều hoà ở nhiệt độ quá thấp. Với tình trạng nắng nóng như hiện nay, đa phần các mẹ thường xuyên nằm trong phòng máy lạnh, tuy nhiên nếu kéo dài thường xuyên và để nhiệt độ quá thấp sẽ gây khô mũi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì thế khi dùng điều hoà nhớ điều chỉnh về nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của bé, đảm bảo không gian sống thông thoáng, không có bụi bẩn và nấm mốc. Chăn ga, gối đệm, màn của bé nên được phải giặt giũ thường xuyên, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

- Bên cạnh đó để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sổ mũi các mẹ không được cho con tiếp xúc với các nguồn bệnh: hạn chế cho trẻ đến khu tập trung đông người, khu có vùng dịch, nhà có người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với bé. Bé cũng không nên tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng vì cơ địa của bé lúc này rất nhạy cảm, ví dụ như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, bụi bẩn… Đặc biệt là ở thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh sẽ rất dễ bùng phát dịch bệnh nên mẹ  cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi công cộng đông người.

Nhỏ vắc xin đúng lịch cho bé cũng là cách phòng ngừa sổ mũi tăng hệ miễn dịch cho bé

Nhỏ vắc xin đúng lịch cho bé cũng là cách phòng ngừa sổ mũi tăng hệ miễn dịch cho bé

- Ngoài ra mẹ nhớ phải cho con tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin đúng lịch, nhất là vacxin phòng cảm cúm để hạn chế tối đa nguy cơ sổ mũi.

Lưu ý: nếu thấy con có biểu hiện sổ mũi mẹ không nên quá nóng vội, hãy rửa mũi và hút mũi cho bé, cho bé bú mẹ nhiều hơn, giữ ấm cơ thể là bé mau khỏi. Còn nếu tình trạng chảy mũi mà nặng hơn, bé ho nhiều và khó thở kèm theo sốt cao thì nên cho con tới ngay bệnh viện để khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

>>> Bé bị sổ mũi kéo dài phải làm sao ?

>>> Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi xử lý thế nào?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status