Viêm mũi ở trẻ em là căn bệnh rất hay bắt gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc mùa đông. Đặc biệt các bé có sức đề kháng kém cũng rất hay mắc phải. Vậy thì viêm mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi ở trẻ thường là do bé bị dị ứng với thời tiết, tức là khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp nên gây bệnh. Bên cạnh đó việc bé tiếp xúc với không khí lạnh, phấn hoa, lông thú, khói thuốc, bụi bẩn hay hoá chất, cảm lạnh cũng đều có thể dẫn tới viêm mũi.
Khi bé bị viêm mũi thường có biểu hiện đặc trưng là liên tục bị hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, khó thở, thở khò khè, bé lười ăn, thường xuyên quấy khóc. Kèm theo đó còn bị sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ), ngủ không ngon giấc…
Bé có thể bị sốt khi mắc bệnh viêm mũi.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ bị viêm mũi có thể mắc phải
Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ bị viêm mũi nếu kéo dài không được chữa sớm hoặc có biện pháp chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây ra viêm mũi mãn tính: bệnh ở giai đoạn cấp tính thì dễ điều trị hơn nhưng khi đã chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị, thậm chí còn dẫn tới nhiều biến chứng khác.
- Gây ra bệnh viêm xoang: khi bị viêm mũi dịch nhầy ngoài ở hốc mũi còn có thể chảy ra sau xuống họng, vi khuẩn vi rút từ đó cũng di chuyển xuống họng và các xoang mũi. Tại các xoang mũi chúng cũng gây viêm tăng tiết dịch nhầy tại đó gây ra triệu chứng bệnh viêm xoang khiến bé khó chịu do việc thiếu oxy lên não khiến bé bị đau đầu ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Gây ra các bệnh về họng: bởi tai – mũi – họng liên quan mật thiết với nhau nên khi mũi viêm, sau 1 thời gian vi khuẩn sẽ tấn công sang họng rồi gây ra các bệnh như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm hầu họng… khiến bé ăn uống kém.
- Dẫn tới các bệnh về tai: Vi khuẩn lây lan lên tai sẽ gây ra viêm tai, viêm tai giữa, làm ảnh hưởng tới thính lực của trẻ.
- Bé chậm lớn, còi xương: viêm mũi ở trẻ nhỏ để lâu, bé khó chịu nên không muốn ăn uống, bỏ ăn, từ đó gây thiếu chất nên thường còi cọc và chậm lớn hơn các bạn khác.
- Ngoài ra nếu kéo dài còn tác động xấu đến khả năng tư duy, phát triển não bộ của bé. Bé nhà bạn sẽ thiếu nhanh nhẹn, người lúc nào cũng mệt mỏi, học tập không đạt kết quả.
Vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ trẻ cần thiết của mỗi bà mẹ.
Cách đối phó với bệnh viêm mũi ở trẻ em
- Rửa mũi hàng ngày cho bé với nước muối ấm. Mẹ có thể mua lọ nước muối pha sẵn ở các hiệu thuốc với giá chỉ vài nghìn đồng. Mẹ vệ sinh mũi cho con mỗi ngày 3-4 lần cho tới khi con hết chảy nước mũi thì thôi. Với bé lớn hơn, chảy nhiều dịch mũi mẹ có thể rửa mũi bằng xi lanh để đào thải hết dịch mũi ra ngoài giúp mau khỏi bệnh hơn.
- Cho bé uống nhiều nước ấm hơn. Nước ấm không chỉ giúp hạ sốt, bù mất nước mà còn giúp làm loãng dịch nhày mũi giúp bé dễ thở hơn. Nếu bé có biểu hiện sốt mẹ nên pha oresol để cho bé uống giúp bù nước, bù điện giải cho con.
- Cần giữ ấm cho trẻ, nhất là ở vùng cổ ngực cũng như gan bàn chân. Đặc biệt vào mùa lạnh cần giữ ấm, không cho bé tiếp xúc với khí lạnh để hạn chế tình trạng bé bị nhiễm lạnh gây cảm lạnh từ đó tọa điều kiện cho vi rút, vi khuẩn xâm
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé bú nhiều, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước ép hoa quả trái cây.
- Hạ sốt cho bé: bệnh viêm mũi ở trẻ em thường hay kèm theo biểu hiện bé bị sốt, vì thế mẹ cần theo dõi nhiệt độ của con để hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt, còn nếu dưới ngưỡng nhiệt độ đó thì chỉ cần chườm bằng khăn ấm vào các vị trí nách, bẹn, trán là được.
- Mẹ cũng có thể xông hơi phòng bằng tinh dầu gừng, tràm, bạc hà hoặc tỏi cũng được. Như vậy sẽ giúp diệt vi khuẩn, thông mũi, dễ thở và hỗ trợ bệnh mau khỏi hơn.
Ngoài ra nếu bé có thêm các biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, co giật, bỏ ăn, sụt cân…thì mẹ cần cho con đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
> Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì?
> Bệnh viêm mũi họng ở trẻ em chăm sóc thế nào?