Trong số các bệnh về đường hô hấp trẻ rất hay bị viêm mũi, điều này khiến bé cảm thấy khó thở và phải thở bằng miệng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nếu kéo dài. Vậy trẻ bị viêm mũi kéo dài phải làm sao để con nhanh khỏi?
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị viêm mũi kéo dài
Viêm mũi là bệnh ở đường hô hấp trên, sở dĩ bé dễ bị viêm mũi là bởi mũi chính là cửa ngõ của đường thở, trực tiếp hít không khí từ bên ngoài vào trong, do đó rất dễ bị các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virut hay nấm mốc tấn công.
Bên cạnh đó nếu sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và bụi bẩn, hoá chất, lông thú cũng dễ bị bệnh. Đặc biệt do sức đề kháng kém nên chỉ cần thời tiết thay đổi thất thường, trời chuyển mùa sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh rồi gây bệnh.
Môi trường ô nhiễm gây ra những mầm bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Bé bị viêm mũi họng liên tục thường có biểu hiện chảy nước mũi (nước mũi mới đầu trong nhưng sau đó sẽ trở nên đục dần), trẻ bị ngạt mũi, sốt, ho khan có đờm, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, khó ngủ. Nhiều trường hợp bé còn liên tục nôn ói, ăn vào nôn ra, tiêu chảy, người mệt mỏi, khó thở, thở khò khè…
Viêm mũi họng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sang các bộ phận khác như gây viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc viêm phế quản… Chính vì thế cần chủ động tìm cách xử lý càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng do bệnh gây ra.
Viêm mũi kéo dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Xem thêm: Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn?
Trẻ bị viêm mũi kéo dài phải làm sao?
- Đầu tiên, mẹ nhớ giữ ấm cơ thể cho con. Bởi vì đa phần khi bị viêm mũi là cơ thể bé do nhiễm lạnh mà ra. Nhất là vào mùa đông, phải giữ ấm vùng cổ ngực của bé, tránh tiếp xúc với gió lạnh. Hạn chế việc cho bé nằm điều hoà lạnh nếu không cần thiết.
- Vệ sinh sạch sẽ khoang mũi cho con với dung dịch nước muối ấm. Mẹ có thể mua nước muối pha sẵn chuẩn tại hiệu thuốc với giá chỉ vài nghìn đồng. Rửa mũi sạch sẽ không chỉ giúp làm sạch dịch mũi, giúp con dễ thở hơn mà còn chống viêm nhiễm và giúp con mau khỏi bệnh hơn. Bạn không nên tự pha bởi tỷ lệ pha không đúng sẽ không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn vì nếu phá loãng sẽ không đạt hàm lượng có tác dụng sát khuẩn, còn nếu pha quá đặc sẽ gây teo niêm mạc mũi của con.
Rửa mũi cho con cũng cần đúng cách, theo đó mẹ đặt bé nằm nghiêng sang 1 bên, lấy xilanh bơm nước muối vào lỗ mũi phía trên cho tới khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới thì dừng lại rồi đổi bên. Thực hiện đều đặn bé sẽ nhanh khỏi hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con để giúp bé tăng cường sức đề kháng. Nhất là hoa quả trái cây tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, khi hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bé chống chọi và đẩy lùi bệnh tốt hơn.
- Đối với bé đang bú mẹ thì nên cho con bú mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ không chỉ có đầy đủ dinh dưỡng mà còn có nhiều kháng thể giúp con nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp chống viêm và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Không được để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, ví dụ như khỏi thuốc lá, khói bụi, lông thú, phấn hoa và không khí lạnh.
Bài thuốc dân gian giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả cho bé.
Đọc thêm: Trẻ bị viêm mũi chảy máu: Nguyên nhân và cách xử lý
- Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như sau:
+ Cho bé uống nước sắc hoa kinh giới để giúp ngăn ngừa các phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng.
+ Xông hơi bằng hoa ngũ sắc hoặc nhỏ nước cốt cây ngũ sắc vào mũi
+ Cho bé uống nước sắc từ thảo dược kim ngân hoa
+ Uống bột quả ké đầu ngựa để giảm triệu chứng bệnh
Ngoài ra nếu như trẻ bị viêm mũi kéo dài liên tục không khỏi, bé quấy khóc, sốt cao, bỏ ăn, mất ngủ, sụt cân…mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sỹ khám. Thông qua kiểm tra, bác sỹ sẽ xác định tình trạng mức độ bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị tốt nhất.
Đọc thêm:
>>> Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em
>>> Điều cần kiêng kỵ khi trẻ bị viêm mũi họng