Da đầu bé xuất hiện những mảng vảy màu vàng gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc vùng nang lông bị tổn thương… là những biểu hiện cho thấy bé bị viêm da đầu, viêm da tiết bã, viêm da mủ cần được cha mẹ điều trị ngay lập tức.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân các mẹ cần nhận biết và loại trừ để có biện pháp điều trị hiệu quả cho bé:
- Bé bị viêm da đầu có thể do da đầu nhờn, hay đổ mồ hôi làm vi khuẩn khu trú gây viêm nhiễm da vùng đầu
- Mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như các bệnh lý viêm gan, HIV, sau khi phẫu thuật và tác động của thuốc kháng sinh
- Thay đổi thời tiết liên tục từ lạnh sang nóng, khô hanh...
- Tiền sử di truyền từ người thân bị các bệnh về da như: viêm da dị ứng, chàm, vảy nến...
Ngoài ra, Theo các chuyên gia y tế, viêm da đầu có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã mắc phải một số bệnh lý sau:
1.Do viêm da tiết bã
- Viêm da tiết bã hay còn gọi là “cứt trâu” là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện thường thấy là da đầu bé nhiều vẩy nhờn, dính, tập trung ở đỉnh đầu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ thể trẻ tăng đáp ứng với vi nấm Malasssezi furfur hoặc do yếu tố gen và môi trường sống xung quanh trẻ.
Bé có thể bị viêm da tiết bã mà cha mẹ không hề hay biết
- Viêm da tiết bã không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng ít nhiều sẽ gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Để điều trị cha mẹ cần chú trọng đặc biệt tới vấn đề vệ sinh da đầu cho bé.
- Nên bôi dầu khoáng hoặc dầu dành riêng cho bé để làm mềm các vảy bám trên da đầu trước khi gội vài giờ, sau đó dùng lược chải đầu có lông mềm, chải nhẹ nhàng cho bé để loại bỏ các vảy trên da đầu.
2.Do viêm da cơ địa
- Khoảng 40% trẻ sơ sinh mắc phải viêm da cơ địa thể chàm, bệnh có liên quan trực tiếp tới cơ địa dị ứng của trẻ.
- Khi gặp phải các tác nhân dị ứng như sự thay đổi thời tiết, thực phẩm, môi trường… cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách nổi hồng ban, da khô, bong tróc, ngứa ngáy… ở hai má, sau lan dần ra các vùng da khác trên cơ thể, trong đó có da đầu.
- Tình trạng này có thể tái diễn nhiều lần khiến trẻ vô cùng ngứa, khó chịu
- Để điều trị dứt điểm viêm da cơ địa rất khó, bởi tính chất của bệnh thường xuyên tái phát khi gặp các yếu tố dị ứng.
- Do đó, cách tốt nhất để hạn chế tái phát là vệ sinh da bé hàng ngày bằng Bột tắm Nhân Hưng để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ… kết hợp với bảo vệ con khỏi các tác nhân gây dị ứng từ môi trường xung quanh.
3.Viêm da mủ
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể là báo hiệu bé đã mắc phải bệnh viêm da mủ do tụ cầu hoặc liên cầu.
Viêm da mủ khiến bé rất đau đớn
Đọc thêm: Da đầu bé có vảy trắng là bị bệnh gì?
- Nếu viêm da mủ do tụ cầu sẽ gây nên những tổn thương ở vùng nang lông hay còn gọi là viêm nang lông. Viêm nang lông thường gây ngứa ngáy, sưng đỏ đau sau chuyển thành các mụn mủ nhỏ.
- Ngoài ra tụ cầu khuẩn còn gây nên mụn nhọt thường xuất hiện ở vùng da đầu. Mụn nhọt có mủ bên trong gây sưng đau và có độc tính cao. Nhọt càng kéo dài càng khiến cho sức đề kháng của trẻ bị giảm sút. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong.
- Đối với viêm da mủ do tụ cầu, quá trình điều trị cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kem bôi, thuốc uống cho bé tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên tắc phòng và điều trị trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Khi đã biết được nguyên nhân bé bị viêm da đầu do đâu cha mẹ sẽ dễ dàng tìm được cách điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau:
1. Để da đầu bé được thông thoáng
- Hãy để da đầu bé luôn được thông thoáng bằng cách không để tóc quá rậm, không đội khăn, mũ lên đầu bé, gối ngủ cần làm bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.
Thường xuyên vệ sinh da đầu bé bằng các sản phẩm dịu nhẹ
2. Vệ sinh và làm ẩm da đầu
- Thường xuyên vệ sinh da đầu cho bé bằng các sản phẩm dịu nhẹ, chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Khi gội cần dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, không được chà xát gây tổn thương da bé.
- Sau khi tắm xong cần thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da, khôi phục lại lớp bảo vệ của da để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
3. Không để bé gãi da đầu
Những cơn ngứa do tình trạng viêm gây nên có thể khiến bé vô cùng khó chịu nên sẽ cố gắng làm dịu chúng bằng cách xoa tay lên đầu. Việc này có thể khiến da bé bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, vì vậy cha mẹ hãy cắt ngắn móng tay bé và đeo găng tay thường xuyên.
4. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Trong quá trình bé bị viêm da đầu, mẹ cần chú trọng nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những thực phẩm có tính dị ứng như sữa bò, trứng, đậu nành, đậu phộng…
5. Đưa bé tới cơ sở y tế khi cần thiết
Nếu tình trạng viêm da đầu của bé chữa mãi không khỏi và có biểu hiện trở nặng cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc mẹ nhé.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị ngứa da đầu