Mỗi khi hè đến các bậc cha mẹ lại đứng ngồi không yên khi phải tìm cách đối phó với viêm da tụ cầu hay viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh bởi đây là bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng khôn lường cho trẻ.
Chớ coi thường với bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ
Cha mẹ đã từng nghe tới vi khuẩn tụ cầu gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ? Nhưng sự thực có tới 90% cha mẹ chưa hiểu rõ về loại vi khuẩn này cũng như bệnh viêm da tụ cầu.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn tụ cầu có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống tự nhiên vì chúng có sức đề kháng mạnh nên có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của thời tiết và môi trường.
Ngoài ra, chúng có thể ký sinh ở mọi đối tượng nhất là trẻ em, chúng gây bệnh ở mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để vi khuẩn tụ cầu sinh trưởng và phát triển.
Vi khuẩn tụ cầu đặc biệt yêu thích những vùng da nhiều lông, nhiều chất bã nhờn và mồ hôi, nhất là khi da tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn.
Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ thường khởi phát mạnh vào mùa hè
Sức đề kháng của trẻ giảm, thiếu ăn, thiếu ngủ, vệ sinh da kém, ngứa gãi, trầy xước da… được cho là những yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tụ cầu gia tăng.
Vi khuẩn tụ cầu được phân chia thành 3 loại: Tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh, trong đó tụ cầu vàng được chứng minh là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh nguy hiểm do chúng có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh.
Đọc thêm: Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh - dấu hiệu và cách điều trị
Một số loại bệnh ngoài da mà tụ cầu khuẩn có thể gây nên cho trẻ:
1. Viêm da tụ cầu
Viêm da tụ cầu hay còn gọi là viêm da liên cầu ở trẻ em, với biểu hiện là những tổn thương mụn mủ ở lỗ chân lông nằm rải rác hoặc thành từng cụm ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Bệnh rất nguy hiểm, không những khiến trẻ gặp phải đau đớn, khó chịu mà còn gây sốt cao.
2. Mụn nhọt
Nguyên nhân gây bệnh mụn nhọt là do vi khuẩn tụ cầu vàng, chúng gây viêm nang lông, lan ra xung quanh, gây hoại tử, tạo thành ngòi gồm tế bào và xác bạch cầu. Vị trí nổi nhọt thường gặp ở gáy, lưng, mông, các chi.
Tụ cầu vàng gây bệnh mụn nhọt ở trẻ
Dấu hiệu đặc trưng ban đầu của mụn nhọt là nổi thành u đỏ, cứng, cảm giác đau nhức, dần dần mềm ra tạo thành ngòi có chứa mủ bên trong. Nếu không điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh - mẹ trị bằng cách sau
Cách phòng bệnh viêm da tụ cầu cho bé trong mùa hè
Mùa hè với đặc trưng thời tiết nóng ẩm trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tụ cầu được dịp sinh trưởng và phát triển mạnh. Để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công trẻ gây bệnh, cha mẹ nên thực hiện những phương pháp sau:
1. Chú trọng vệ sinh cá nhân cho bé
Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Cha mẹ nên vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bé, tốt nhất nên dùng nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để gia tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, se da và ngăn ngừa vi khuẩn ngoài da phát triển
Chú ý lau sạch sẽ vùng da có nhiều nếp kẽ, nếp gấp bởi đây là những vị trí chứa nhiều mồ hôi và bã nhờn. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng cho bé trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy cũng góp phần không nhỏ giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh thân thể và răng miệng cho bé là cách tốt nhất để phòng ngừa vi khuẩn
2. Cải tạo môi trường sống
Nếu bé được sinh trưởng trong môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát khả năng vi khuẩn có thể tồn tại được sẽ rất thấp, dẫn tới khả năng gây bệnh viêm da tụ cầu sẽ được hạn chế.
3. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Hiện nay, chưa có loại vắc-xin nào có thể chế ngự được vi khuẩn tụ cầu, do đó việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất quan trọng. Hãy để trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để con đủ sức chống lại sự nguy hiểm của vi khuẩn tụ cầu.
Xem thêm:
>> Trị Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
>> Bệnh viêm da thể tạng ở trẻ em có nguy hiểm không