Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khoảng 2-5% dân số có thể mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt, trong đó thường gặp nhất là người lớn ở độ tuổi 20-50 và ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây khó chịu, đau nhức mà còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn ở mặt:

Viêm da tiết bã nhờn là một trong những bệnh lý về da khá phổ biến, bệnh gây ra do các tuyến bã hoạt động quá mạnh, trong đó thường gặp nhất là ở mặt. Bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt nhiều nhất

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt nhiều nhất

Lí do dẫn đến tình trạng tăng tiết bất thường của các tuyến bã có thể do di truyền, dùng thuốc hoặc chế độ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thủ phạm khiến trẻ sơ sinh bị viêm tiết bã là do:

- Rối loạn hormone: Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen sẽ dẫn đến việc hormone của người mẹ đi qua hàng rào nhau thai, truyền từ mẹ sang thai nhi. Chúng cũng chính là thủ phạm gây kích thích tăng tiết bã nhờn và gây bệnh viêm da ở trẻ.

- Nhiễm nấm malassezia: Da mặt tiết nhiều dầu và cặn bã, lại không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm malassezia sinh sôi, phát triển. Khi nấm malassezia phát triển mạnh sẽ gây kích ứng, viêm da và hình thành viêm tiết bã nhờn ở mặt.

- Khí hậu nóng ẩm thất thường: Điều kiện thời tiết nóng ẩm thất thường ở miền bắc nước ta cũng là môi trường lý tưởng hình thành viêm da tiết bã nhờn ở mặt.

Bởi khí hậu thất thường dễ làm da bị khô, mất nước nhiều hơn, để điều chỉnh và cân bằng lại độ ẩm cho da thì các tuyến bã nhờn phải hoạt động nhiều, mạnh hơn cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập, phát triển.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã nhờn ở mặt

- Mắc một số bệnh lý thần kinh: Giới nghiên cứu cũng chỉ ra, những người hoặc trẻ em bị các bệnh liên quan đến thần kinh như hội chứng down, tổn thương tủy sống, động kinh, liệt các dây thần kinh trên mặt hoặc Parkinson có nguy cơ bị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt nhiều hơn người bình thường.

- Chăm sóc, vệ sinh vùng da mặt không đúng cách: Sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, có nồng độ pH không phù hợp với làn da cũng làm tổn thương da, thay đổi hoạt động tiết của tuyến bã nhờn, gây viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Bên cạnh đó, tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, bị tia cực tím tấn công… cũng làm da mặt bị viêm tiết bã.

- Stress: Mệt mỏi, căng thẳng cũng làm cơ thể bị rối loạn nội tiết tố từ đó kéo theo hoạt động tiết của bã nhờn ở mặt, mũi, cằm bị ảnh hưởng dẫn đến viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt có yếu tố di truyền - Viêm da tiết bã nhờn trên đầu, mặt, trán trẻ

Bệnh có yếu tố di truyền

Vậy đâu là những đối tượng dễ mắc viêm da tiết bã nhờn ở mặt?

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia da liễu cho rằng, người có cơ địa tiết bã nhờn, có người thân bị mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn, người suy dinh dưỡng, thiếu kẽm, người có hệ miễn dịch suy giảm (mắc HIV, bị tiểu đường, u lympho), người bị vảy nến, hay hút thuốc và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… là những người có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao hơn các nhóm đối tượng khác.

Dấu hiệu viêm da tiết bã nhờn ở mặt:

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, ở mỗi độ tuổi triệu chứng của bệnh cũng khác nhau, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết:

* Ở mặt người lớn:

Người lớn cũng bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt - Viêm da tiết bã nhờn ở người lớn

Người lớn cũng bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

- Dấu hiệu đầu tiên là vùng da có nhiều nếp gấp hoặc tuyến tiết hoạt động “thái quá” như trán, má, cằm, hai bên mũi bị viêm thường đỏ, khô, dễ kích ứng.

- Xuất hiện tình trạng bong da, đóng vảy xám trắng, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, việc gãi nhiều dễ tạo ra các vết xước da, gây viêm nhiễm.

- Ngoài vùng mặt, viêm da tiết bã nhờn có thể gặp ở cả khu vực lông mày, ria mép, đóng vảy như gàu.

* Ở mặt trẻ sơ sinh:

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt dễ nhầm với chàm sữa

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt dễ nhầm với chàm sữa

- Vùng da bị bệnh có màu đỏ cam, trên phủ vảy xám trắng hoặc vàng, da khô hoặc quá nhờn dính vì da đổ nhiều dầu khô, một số trường hợp các sẩn vảy da có bờ rõ.

- Viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện chủ yếu ở mũi, má, trán, hai bên lông mày, tai trẻ. Trong đó, tổn thương ở hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi hoặc hai lông mày da màu đỏ, có vảy. Còn tổn thương ở vùng lông mày, lông mi của trẻ thường có vảy da dính màu trắng.

- Viêm da tiết bã nhờn ở mặt trẻ sơ sinh không gây ngứa nhiều như bệnh chàm song đôi khi có những biểu hiện khá giống nhau khiến nhiều mẹ lầm tưởng là trẻ bị chàm sữa.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm da tiết bã nhờn thường xảy ra từ từ, mức độ ngứa có thể tăng lên khi trẻ bị nóng và ra nhiều mồ hôi, bệnh có thể tiến triển dai dẳng, hay tái phát, dễ gây tổn thương, bong vảy liên tục, làm ảnh hưởng đến thấm mỹ và việc phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời, viêm da tiết bã nhờn ở trẻ có xu hướng lan tỏa toàn thân dẫn đến bệnh đỏ da toàn thân Leiner.

Cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt:

Để điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiện có hai phương pháp đó là Đông y và Tây y, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm nhất định.

* Điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bằng Đông y:

- Khi trẻ bị viêm da tiết bã, cha mẹ có thể nấu nước từ nghệ, lá trầu không để rửa, vệ sinh vùng da bị bệnh cho trẻ. Với tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, sát khuẩn các thảo dược này giúp giảm lượng tiết dầu và thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm da ở trẻ.

Lá trầu không giúp kháng khuẩn tốt cho viêm da tiết bã nhờn

Lá trầu không giúp kháng khuẩn tốt cho viêm da tiết bã nhờn

- Mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm nước từ kim ngân hoa, bồ công anh giúp thanh nhiệt cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, giải độc, tiêu viêm…

- Ưu điểm: Phương pháp này khá an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.

- Nhược điểm: Tác dụng từ từ, chậm, phải kiên trì khi thực hiện.

* Điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bằng Tây y:

Nếu được chuẩn đoán bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, bác sĩ sẽ sử dụng một số nhóm thuốc kết hợp để điều trị triệu chứng bệnh:

- Dung dịch làm sạch da có tính sát khuẩn, chống viêm. Hoặc mẹ cũng có thể vệ sinh vùng da bị viêm tiết bã nhờn ở trẻ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – với thành phần thảo dược thiên nhiên và tác dụng kháng khuẩn, sạch da, chống viêm sản phẩm sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã nhờn

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã nhờn

- Thuốc chống viêm, giảm ngứa, chống nấm: Ở giai đoạn đầu, bác sĩ thường chỉ sử dụng thuốc corticoid có tác dụng nhẹ, tiếp đó là thuốc kháng histamin, thuốc chống nấm hoặc một số kháng sinh để chống viêm, giảm ngứa.

- Thuốc ức chế tuyến tiết bã nhờn trên da: Có thế kể đến như thuốc ức chế Calcineurin có vai trò giảm bớt hoạt động tiết của da.

- Trong một số trường hợp, người bệnh nên được bổ sung thêm các vitamin nhóm B1, B3, B6 và kẽm.

- Đánh giá: Điều trị viêm da tiết bã nhờn theo phương pháp Tây y khá tiện dụng, mang lại hiệu quả nhanh nhưng dễ để lại tác dụng phụ.

Nói tóm lại, viêm da tiết bã nhờn nói chung và viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không thể tự hết được mà cần phải được điều trị tích cực và tốt nhất nên thực hiện theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc, kem bôi không rõ nguồn gốc vì điều trị không đúng cách có thể làm da tổn thương nghiêm trọng hơn, da dễ bị tróc vảy, đỏ toàn thân và chuyển thành bệnh mạn tính rất khó chữa khỏi dứt điểm.

Đọc thêm:

>>> Da đầu bé có vảy trắng là bệnh gì

>>> Thuốc cortibion có tác dụng gì? và những cảnh báo

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status