Trẻ sơ sinh bị ngứa da đầu-Mẹ kiểm tra ngay bé có mắc bệnh này không

Cha mẹ thường tỏ ra thờ ơ khi trẻ bị ngứa da đầu, nhưng trên thực tế dấu hiệu này tố cáo trẻ có thể mắc phải một số bệnh ngoài da như: viêm da tiết bã, dị ứng, hay rôm sảy... Bé rất khó chịu  và cần được cha mẹ tìm cách điều trị ngay lập tức.

Da đầu con ngứa lắm mẹ ơi!

Da bé vốn dĩ rất mỏng manh và nhạy cảm nên chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường xung quanh cũng khiến làn da khó chịu, trở nên nhạy cảm. Mỗi lúc ngứa ngáy bé lại chẳng thể nói cho ba mẹ biết mà chỉ biết thể hiện qua hành động quấy khóc, đưa tay lên chà gãi... Nhất là khi trẻ sơ sinh bị ngứa da đầu thì sự khó chịu sẽ tăng lên gấp bội.

Bé bị ngứa da đầu có thể do dị ứng, viêm da tiết bã hay rôm sảy
Bé bị ngứa da đầu có thể do dị ứng, viêm da tiết bã hay rôm sảy

Vẫn biết ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể trước những yếu tố bên ngoài tác động tới làn da, nhưng không phải vì thế mà ba mẹ thờ ơ khi thấy con liên tục gãi ngứa da đầu, rất có thể đây là những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang gặp phải những vấn đề về bệnh ngoài da.

+ Trẻ bị dị ứng thực phẩm, thời tiết: Hiện tượng trẻ bị dị ứng với thực phẩm, thời tiết diễn ra rất phổ biến. Khi cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng, những thực phẩm như tôm, cua, thịt bò, sữa…, thời tiết nóng, lạnh bất thường cũng khiến bé bị ngứa da đầu.

+ Trẻ bị viêm da tiết bã (cứt trâu): Hiện tượng này thường xuất hiện khi trẻ được vài ngày tuổi hoặc vài tuần tuổi, nguyên nhân đến từ tuyến bã nhờn của trẻ chưa hoàn thiện, hoặc do hooc môn từ từ mẹ trong những tháng cuối của thai kỳ truyền sang khiến da đầu trẻ nổi thành từng mảng vảy màu vàng. Bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu nhưng sẽ tự hết sau vài ngày, vài tuần mà không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ.

+ Trẻ bị rôm sảy: Khi tuyến mồ hôi của trẻ hoạt động mạnh, kết hợp với bụi bẩn trên da gây bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm… Đây là lúc da trẻ bắt đầu biểu tình bằng cách nổi mụn đỏ và ngứa ngáy.

Trẻ bị ngứa da đầu mẹ phải làm sao?

Da đầu trẻ rất nhạy cảm cần được bảo vệ cẩn thận, do đó nếu trị ngứa da đầu của trẻ bằng các loại thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây kích ứng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng các phương pháp tự nhiên an toàn. Cụ thể:

Gội đầu thường xuyên cho bé để ngăn ngứa ngáy

Gội đầu thường xuyên cho bé để ngăn ngứa ngáy

Vệ sinh da đầu thường xuyên cho trẻ

Hãy đảm bảo da đầu cũng như các vùng da khác trên cơ thể trẻ luôn sạch sẽ bằng cách tắm gội hàng ngày. Khi tắm gội, cha mẹ không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, dịu nhẹ và lành tính.

Khi gội đầu cho bé nên dùng tay massage nhẹ nhàng, tránh cào gãi gây tổn thương da. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế để trẻ đưa tay lên chà gãi vì có thể khiến da bé bị xây xước tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm.

Cho bé tắm nắng để tăng cường vitamin D

Cho bé tắm nắng để tăng cường vitamin D

Nơi ở của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ

Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ không những ngăn ngừa được vi khuẩn sinh sôi mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ nên tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ cay nóng và tránh xa hải sản, sữa bò nếu trẻ có cơ địa dị ứng.

Trong trường hợp trẻ ngứa đầu kéo dài, khắp cơ thể xuất hiện mẩn đỏ như rôm cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

>>> Da đầu bé có vảy trắng là bệnh gì?

>>> Trẻ bị mụn nhọt ở đầu cẩn thận nhiễm trùng máu

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status