Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiều cha mẹ cho rằng Trẻ Ra Mồ Hôi Trộm Ở Đầu là do thiếu canxi nên việc quan trọng nhất là cần bổ sung canxi cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ bị mồ hôi trộm ở đầu có thể do nhiều nguyên nhân và cha mẹ không nên vội vàng kết luận để dẫn đến những hệ quả khôn lường.

Dấu hiệu trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu:

- Với mỗi người mẹ, sinh con ra là một hành trình vô cùng vất vả, gian nan nhưng cũng chứa chan hạnh phúc. Để rồi chưa kịp vui khi con yêu vừa đến với thế giới họ đã lại phải rước thêm muộn phiền về những bệnh lý có thể xảy đến với con trong những năm tháng đầu đời, một trong số đó là trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu.

- Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều ở đầu có lẽ là tình trạng thường gặp và phổ biến nhất ở nhiều trẻ: đơn giản trẻ ti mẹ cũng ra mồ hôi trộm ở đầu, trẻ chạy nhảy, nô đùa hoặc chỉ ngồi một chỗ mồ hôi ở đầu cũng lấm tấm rơi!

 Nhiều trẻ bị mồ hôi trộm ở đầu vào ban đêm

Nhiều trẻ bị mồ hôi trộm ở đầu vào ban đêm

- Vậy đổ mồ hôi trộm là gì? Khi trẻ ở trạng thái tĩnh, hoàn toàn không vận động ở ban ngày hoặc ban đêm mà mồ hôi vẫn đổ thì được gọi là hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Ở trẻ, mồ hôi trộm có thể gặp nhiều ở lưng, bàn chân, bàn tay, trán, nách và đầu.

- Thực tế cho thấy, bài tiết mồ hôi là cách giúp giải nhiệt và điều hòa nhiệt độ cơ thể, mồ hôi tiết ra nhiều sẽ làm cơ thể trẻ mát hơn. Về cơ bản, tăng tiết mồ hôi là chuyện hết sức bình thường và hay gặp khi trời nắng nóng, vận động nhiều hoặc cơ thể lo lắng, sốt cao.

- Ở trẻ nhỏ, cơ thể đang phát triển nên tình trạng tăng tiết mồ hôi cũng diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt da đầu vừa là nơi tăng tiết mồ hôi, vừa là nơi tăng tiết bã nhờn đó là lí do cha mẹ thấy trẻ thường bị mồ hôi nhiều hơn cả ở phần đầu.

Đọc thêm: Trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ là bị làm sao?

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu, có thể kể đến như:

- Sự trao đổi chất ở cơ thể trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn, sau nữa trẻ chưa biết tự điều chỉnh nhiệt độ và thân nhiệt cũng thường cao hơn so với người lớn.

Phòng quá nóng cũng khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu 

Phòng quá nóng cũng khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu

- Nhiệt độ phòng ngủ có quá cao, bố mẹ mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, đắp nhiều chăn dày, đội mũ kín khi trời không lạnh.

- Trẻ bị mồ hôi trộm ở đầu cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý như còi xương, thiếu canxi, lao sơ nhiễm… Trường hợp nếu trẻ ra mồ hôi trộm kèm với dấu hiệu thóp đóng chậm, xương mềm yếu, trẻ sút cân, mệt mỏi, quấy khóc, ngủ ít, chậm phát triển… thì nên đưa trẻ đi thăm khám để xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu canxi không để được bổ sung và điều trị kịp thời.

- Mồ hôi trộm ở đầu co thể do hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện, vì hệ thần kinh ngoài thực hiện vô số các chức năng nó còn giúp cơ thể kiểm soát nhiệt vì thế khi trẻ vẫn chưa hoàn thiện hệ thần kinh thì vấn đề kiểm soát nhiệt của trẻ kém dẫn đến tình trạng ra mồ hôi trộm ở đầu

- Tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ ở trên đầu tập chung phát triển nhất nên gặp môi trường oi bức, ngột ngạt có thể tiết mồ hôi trộm

- Trẻ ra mồ hôi trộm trên đầu có thể do tiếp xúc: Tay mẹ cho bú tiếp xúc và chuyền nhiệt lên cổ và đầu bé làm tăng tiết mồ hôi, cho trẻ gối quá lâu khiến vùng cổ và gáy tích nhiệt không thoát ra ngoài gây ra tình trạng mồ hôi trộm ở đầu

Những nguy hại do trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu:

- Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu dễ mắc các bệnh ngoài da: rôm sảy, mụn nhọt, viêm da tiết bã nhờn...

- Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp: Viêm phế quản, sổ mũi, cảm lạnh, thở khò khè...

- Nếu trẻ đổ quá nhiều mồ hôi kể cả khi ít vận động thì có thể bé mắc các hội chứng về tim mạch như tim bẩm sinh

Cần làm gì khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu?

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu nhưng nếu vẫn ăn ngủ bình thường, tăng cân và phát triển chiều cao đúng chuẩn thì cha mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ tự khỏi khi lớn lên.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc đến trẻ nhiều hơn bằng cách lưu ý đến những vấn đề sau:

- Lập tức dùng khăn sạch khô lau đầu cho trẻ để tránh nhiễm lạnh và ốm, với những trẻ lớn có thể dùng máy sấy tóc để làm khô tóc nhưng cần lưu ý về khoảng cách của máy sấy với da đầu trẻ, tránh để trẻ bị nóng gây bỏng rát.

- Giữ cho không gian phòng ngủ, nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, có quạt hoặc dùng điều hòa để điều hòa không khí.

 Tắm rửa sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Tắm rửa sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn

- Tắm rửa cho bé sạch sẽ mỗi ngày bằng sản phẩm thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa để loại sạch mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trên da nhằm phòng ngừa các bệnh lý về da ở trẻ.

- Không ủ trẻ quá ấm hoặc mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, đóng tã bỉm quá nhiều. Thay vào đó, cha mẹ nên mặc cho trẻ đồ rộng rãi, thoáng mát có chất liệu cotton, dễ thấm hút mồ hôi.

- Với trẻ đang ti mẹ, nên cho trẻ ti mẹ nhiều hơn hoặc uống thêm nước. Bổ sung vitamin D cho trẻ với liều lượng thích hợp hoặc tắm nắng cho trẻ 10-30 phút mỗi ngày vào trước 10h sáng.

- Không tự ý bổ sung canxi cho trẻ, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị thiếu canxi như còi xương, chậm lớn, thóp lõm… thì nên đưa trẻ đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: >>> Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status