Dấu hiệu bé mọc răng nanh và cách chăm sóc con

Ngoài mọc răng cửa, răng hàm thì răng nanh cũng được xem là một phần quan trọng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt khi bé mọc răng nanh thường bị sốt, biếng ăn, quấy khóc nên cần được quan tâm, chăm sóc cẩn thận.

Khi nào bé mọc răng nanh?

Theo các chuyên gia y tế, đa phần trẻ mọc răng thường theo đúng trình tự đó là mọc răng cửa xong rồi mới đến răng nanh và răng hàm. Thời điểm bé mọc răng nanh thường rơi vào giai đoạn bé từ 16 - 23 tháng tuổi, răng nanh hàm trên sẽ mọc trước rồi mới đến hàm dưới, cũng có những trường hợp bé mọc cả 2 hàm trên và dưới cùng lúc.

Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ bé mọc răng nanh trước rồi mới mọc răng cửa, trường hợp này rất ít nhưng vẫn có, và thường gọi đó là nanh sữa. Nanh sữa này hay mọc ở trẻ sơ sinh khoảng 0-3 tháng tuổi, rất ít mọc ở bé ngoài 8 tháng. 
 

Tầm 16 đến 22 tháng là bé sẽ mọc răng nanh.

Tầm 16 đến 22 tháng là bé sẽ mọc răng nanh.

Nanh sữa thực chất chính là các nang lợi của trẻ sơ sinh, đây là các đốm nhỏ có màu trắng thường xuất hiện trên lợi của trẻ. Nhiều người còn nghĩ là do con bị thừa canxi hoặc là do cặn sữa bám lại trên lợi. Tuy nhiên đó lại chính là nanh sữa của bé sơ sinh và đó là tổn thương lành tính, chúng sẽ tự tiêu biến mất sau khoảng 2 – 5 tuần.

Mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nên cha mẹ cũng không cần lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau đó mà không để lại vết tích. Nhưng các mẹ cũng cần chú ý chăm sóc con cho tốt để không gây viêm nhiễm.

Đọc thêm: Răng sữa mọc lệch có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng nanh chính xác 100%

- Bé chảy rất nhiều nước dãi, nước dãi này tiết ra là do tuyến nước bọt của bé hoạt động nhiều nhằm mục đích làm dịu các vết sưng nứt ở lợi cho bé. Do đó bé còn chảy ướt hết cả cổ áo và mẹ còn phải lấy khăn buộc cổ cho con.

- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nhất là ở vùng xung quanh miệng và vùng cằm của bé.

- Lợi của bé bị sưng tấy: nguyên nhân là bởi chân răng nanh đang nhú lên, lợi sẽ bị nứt để răng mọc lên, vì thế mà lợi sẽ sưng đỏ, tấy và đau nhức, sờ vào chân lợi sẽ thấy cứng.

- Trẻ bị sốt: hầu hết các trường hợp bé mọc răng nanh đều bị sốt, có bé sốt nhẹ có bé sốt cao, sốt khiến con mệt mỏi và khó chịu.

- Bé biếng ăn, lười ăn, ăn uống kém, thậm chí còn nôn sau khi ăn.

- Do đau nhức nên bé hay quấy khóc, khó chịu cả ban ngày lẫn ban đêm, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

- Ngoài ra trẻ có thể bị tiêu chảy, đi ngoài phân lòng từ 3 – 5 lần một ngày.

Chăm sóc đúng cách khi bé mọc răng nanh

Với những trẻ mọc răng nanh mà không được chăm sóc đúng cách có thể khiến cho tình trạng của bé càng thêm nặng hơn. Ví thế mẹ cần lưu ý một số điều sau:

- Mẹ nên massage nướu cho bé bằng cách dùng khăn sạch hay gạc đeo vào đầu ngón tay, nhúng vào nước muối rồi massage nhẹ nhàng vùng lợi của con sẽ bớt đau hơn.

Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt khi mọc răng.

Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt khi mọc răng.

- Lau sạch dãi cho bé, tránh cho bé ngậm đồ chơi bởi vì dãi có thể dính vào các đồ chơi của bé rồi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Cho bé uống nước ấm, như vậy sẽ làm dịu niêm mạc nướu và lợi, bé sẽ thấy dễ chịu hơn. Đồng thời còn giúp bổ sung lượng nước mất đi do sốt.

- Xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên ăn các món mềm loãng dễ nuốt như cháo, súp, canh… để con dễ nuốt và tránh phải nhai. Thức ăn cần xay mềm nhỏ để tránh hóc, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ép con ăn nhiều sẽ gây nôn.

- Bổ sung cho bé nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin C để tăng cường sức đề kháng và giúp bé mọc răng thuận lợi hơn.

- Hạ sốt cho bé bằng cách cho bé mặc đồ thoải mái, chườm nách và bẹn bé bằng khăn ấm. Nếu sốt cao thì cần phải uống thuốc hạ sốt.

Đọc thêm:

>> Mẹ thắc mắc Răng hàm sữa có thay không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status