Trẻ bị đau mắt có ghèn là do bị bệnh gì?

Bé bị đau mắt nhiều ghèn không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ mà đó còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó liên quan đến mắt mà trẻ đang mắc phải. Vậy mắt bé bị đau kèm theo ghèn là do đang mắc phải bệnh gì? Điều trị xử lý ra sao cho bé nhanh khỏi?

Theo các chuyên gia trẻ hay bị gỉ mắt là chuyện bình thường, nhất là sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên nếu như ghèn mắt ra nhiều, kéo dài trong thời gian dài kèm theo đau, nhức mắt thì các mẹ không được chủ quan. Nhất là niêm mạc mắt ở trẻ lại rất mỏng và còn non yếu, nếu không chủ động phát hiện và xử lý sớm có thể làm suy giảm thị giác của trẻ.

Trẻ bị đau mắt có ghèn là do đâu?

Một số bệnh lý khiến bé bị đau mắt kèm nhiều ghèn phải kể đến như:

- Do bị bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ): khi bị bệnh này mắt bé sẽ bị đỏ ngầu kèm theo sưng ở mí mắt, đặc biệt là mắt sẽ xuất hiện nhiều ghèn, có khi ghèn bám nhiều còn khiến hai mí mắt bé bị dính lại với nhau. Bệnh này thường xuất hiện theo mùa và có khi bùng phát thành dịch. Bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng tới thị giác của bé, do vậy mẹ cần cho con đi khám bác sỹ để có chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Bé đau mắt có ghèn có thể do khô mắt hoặc tắc tuyến lệ.

Bé đau mắt có ghèn có thể do khô mắt hoặc tắc tuyến lệ.

- Do bé bị bệnh tắc tuyến lệ: khoảng 10% trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị tắc tuyến lệ, đây là tình trạng mà hệ thống tuyến lệ của bé bị tắc nên không thoát được nước mắt ra ngoài. Chính vì vậy mà khiến cho mắt của bé bị đau và nhiều ghèn, mắt sưng và lúc nào cũng chảy nước mắt dù không khóc.

- Do trẻ bị khô mắt: nếu như trẻ thức dậy vào buổi sáng thấy trẻ bị đau mắt có ghèn và có kèm theo hiện tượng bị khô mắt bạn cũng không quá lo lắng, mẹ chỉ cần nhỏ thuốc nước muối nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo cho con là được.

- Do mắt bé bị lên lẹo: lẹo mắt hay gọi là mụn lẹo, hiện tượng này thường xuất hiện ở mí mắt. Các lẹo này sẽ khiến cho mắt của bé bị sưng và đau nhức, đau mắt, nhiều ghèn và chảy nước mắt, khiến bé cực kỳ thấy khó chịu.

Ngoài ra việc mẹ không chú ý vệ sinh lau rửa mắt sạch sẽ hàng ngày cho con cũng sẽ khiến bé bị nhiễm trùng mắt, tạo ghèn gỉ và đau mắt, có khi 2 mắt dính bết vào với nhau.

Bé bị đau mắt nhiều ghèn mẹ phải làm sao?

- Đầu tiên mẹ hãy quan sát kỹ hiện tượng của con, điều cần làm trước tiên là phải lau sạch hết các ghèn mắt đó để tránh gây cộm ngứa khó chịu, đồng thời tránh làm viêm nhiễm. Mẹ có thể mua bông gòn ở hiệu thuốc về nhúng vào nước ấm sạch hay nước muối sinh lý đều được, lau nhẹ nhàng và lôi hết gỉ mắt đó ra ngoài. Bất cứ khi nào thấy xuất hiện ghèn mắt mẹ đều có thể lau sạch để giúp bé dễ chịu hơn.

- Đồng thời mẹ cần nhỏ thuốc nước muối Natriclorua 0,9% hay nước mắt nhân tạo đều được. Nhỏ mỗi ngày 4-5 lần để làm sạch mắt, dịu mắt, tránh viêm nhiễm phát triển và giúp con mau khỏi.

Lau sạch ghèn mắt cho con và không để bé rụi mắt.

Lau sạch ghèn mắt cho con và không để bé rụi mắt.

- Nếu bé bị đau mắt có ghèn do tắc tuyến lệ mẹ cần kết hợp massage tuyến lệ cho con. Mẹ nhớ massage theo đúng thướng dẫn của bác sỹ nhằm thông tắc tuyến lệ, như vậy con sẽ mau khỏi hơn, tránh gây nhiễm trùng do lâu ngày.

- Cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé thật hợp lý: ví dụ tránh ăn hải sản, mỡ động vật, rau muống, đồ cay nóng, rượu, bia, tăng cường ăn hoa quả và thực phẩm giàu vitamin C và A để tăng cường sức đề kháng.

- Với những bé bú mẹ thì bản thân người mẹ cần phải điều chỉnh ăn uống như trên, đồng thời tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn.

Ngoài ra nếu bé bị đau mắt nhiều ghèn kéo dài, tình trạng nặng hơn, bé khó chịu và hay quấy khóc cần đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sỹ khám và có cách xử lý tốt nhất, phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho con

Đọc thêm:

>> Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ kiêng ăn gì cho con mau khỏi?

>> Bạn có biết Trẻ bị đau mắt tiêm phòng được không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status