Chuyên gia gợi ý cha mẹ cách chăm sóc và điều trị chàm rỉ nước ở trẻ

Bé Kua bị chàm sữa dai dẳng suốt 3 tháng nay, cứ hết lại tái khiến chị Thủy mất ăn mất ngủ. Khoảng 1 tuần nay người mẹ trẻ như ngồi trên đống lửa khi phát hiện vùng da bị chàm của Kua xuất hiện mụn nước diện rộng, kèm theo rỉ dịch vàng. Lo lắng con có thể bị chàm bội nhiễm nên chị Thủy không dám tự ý điều trị mà phải nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Bé xuất hiện mụn rỉ nước – Báo hiệu giai đoạn chàm KHÓ CHỮA!

Bệnh chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xuất hiện từ 2 tuần đến 2 tuổi.  Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bé nhưng đặc trưng của chàm sữa thường có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu rất nhiều, da có thể bị khô, căng, nứt nẻ, chảy máu, rỉ nước nên khiến bé quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng là người phải gánh chịu sức ép tâm lý khi phải chăm sóc và tìm cách điều trị cho con.

Bé Kua 6 tháng tuổi (con trai đầu lòng của chị Thủy – Hà Nội) nhưng đã có “thâm niên” mắc phải chàm sữa suốt 3 tháng nay. Ban đầu bệnh tiến triển nhẹ nên người mẹ trẻ có thể kiểm soát được luôn mà không gây ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, khoảng 1 tuần nay, tình trạng chàm sữa của bé Kua có phần nặng hơn khi chị Thủy phát hiện da con nổi mụn nước chi chít, có kèm theo rỉ dịch vàng.

Bé Kua đổi tính hay quấy khóc, bú kém và thường xuyên đưa tay lên mặt chà gãi. Biết con khó chịu nên chị Thủy như ngồi trên đống lửa, không dám tự ý điều trị vì lo sợ bé sẽ gặp phải biến chứng chàm bội nhiễm.

Chàm sữa rỉ nước là giai đoạn nguy hiểm dễ dẫn tới chàm bội nhiễm và nhiễm trùng máu

Chàm sữa rỉ nước là giai đoạn nguy hiểm dễ dẫn tới chàm bội nhiễm và nhiễm trùng máu

Theo các chuyên gia, ở những giai đoạn đầu, chàm sữa gần như không gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển xấu đến giai đoạn chàm rỉ nước, cha mẹ cần hết sức thận trọng bởi điều trị sai cách khả năng bội nhiễm, nhiễm trùng máu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho trẻ.

Để nhận biết giai đoạn chàm rỉ nước, chuyên gia đưa ra biểu hiện sau:

+ Da bé xuất hiện mụn nước li ti lan rộng. Những mụn nước này có thể có đầu nhỏ như đầu kim hoặc có khi bọng nước lớn mọc gần nhau tạo thành mảng dày đặc và chi chít.

+ Các mụn nước nông và thường chứa dịch bên trong.

+ Các mụn này có thể vỡ tự nhiên hoặc do bé cào, có dịch hơi vàng.  

+ Dịch rỉ tạo thành mảng xếp chồng lên khiến bề mặt da mất thẩm mĩ.

+ Bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu, dùng tay chà gãi, ngủ không ngon, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Giai đoạn này nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách, các triệu chứng sẽ biến mất, da bé trở lại trạng thái bình thường chỉ sau vài tuần điều trị.

Tuy nhiên, nếu áp dụng sai phương pháp, các tổn thương sẽ tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan da nhiều nơi khác. Nguy hiểm hơn khi các tổn thương đó có thể bị bội nhiễm, dịch tiết có mủ, bé bị sốt và nổi hạch vùng lân cận gây sưng đau.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt và những điều cần biết

Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị chàm rỉ nước an toàn cho bé

Như đã khuyến cáo, chàm rỉ nước là giai đoạn khó chữa và dễ gây biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng máu. Do vậy, cha mẹ không nên áp dụng cách điều trị thông thường như các giai đoạn trước, mà cần có sự hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hiện nay, theo nghiên cứu chưa có thuốc giúp hỗ trợ điều trị khỏi hẳn bệnh chàm, chỉ có thể kiểm soát được sự phát triển của bệnh mà thôi. Do đó, để hạn chế sự tái đi tái lại của chàm rỉ nước, trước tiên cha mẹ cần:

Giai đoạn này bé cần sự chăm sóc đặc biệt của mẹ

Giai đoạn này bé cần sự chăm sóc đặc biệt của mẹ

- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đạm, các loại hải sản, tăng cường cho trẻ uống nước và ăn các loại hoa quả.

- Bảo vệ con khỏi các yếu tố dị ứng và yếu tố thuận lợi: Môi trường ô nhiễm, nhiệt độ, bụi bẩn, lông động vật...bởi đây là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tái đi tái lại nhiều lần của bệnh lý chàm sữa ở trẻ.

- Vệ sinh da bé đúng cách. Cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị chàm rỉ nước cho con. Bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất có trong các loại lá tắm tạo điều kiện để tình trạng chàm sữa thêm nặng, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu.

Để điều trị đúng cách, các chuyên gia hướng dẫn mẹ như sau:

- Bước 1: Dùng gạc y tế/ khăn mềm lau vùng da rỉ nước bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm sạch.

Bước 2: Hoà tan 2 gói BTNH vào 0.3lít nước ấm, dùng gạc y tế/ khăn mềm lau vùng da rỉ nước. Ngày áp dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Áp dụng cách dùng này cho đến khi vùng da không còn rỉ nước và đã khô lại. Sau đó chuyển qua cách dùng như bước 3.

- Bước 3: Hoà tan 1 gói vào 0.5lít nước ấm (hay 0.5 gói vào 0.5l nước ấm tuỳ vào diện tích vùng chàm trên da), dùng gạc y tế/ khăn mềm lau vùng da đã khô cho bé. Ngày áp dụng 2 lần sáng và tối.

Áp dụng cách này cho vùng da khô, không còn tình trạng viêm, nứt nẻ, sưng tấy, có mủ và có thể áp dụng phòng ngừa chàm tái phát cấp tính.

- Bước 4: Sau khi lau/ vệ sinh/ tắm bằng Bột tắm Nhân Hưng, bôi kem dưỡng ẩm phù hợp trong vòng 3 phút lên vùng da chàm (đã khô). Bôi 2-3 lần / ngày (không quá 250g/ ngày).

Lưu ý:

- Không tắm quá 2 lần, thời gian tắm không quá 15 phút.

- Lau khô da sau khi tắm bằng khăn mềm, min, không chà mạnh lên da trẻ.

- Không cho trẻ tiếp xúc những loại sản phẩm tạo mùi, tạo bọt, sát trùng…

- Quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ quá chật hay vải len, sợi tổng hợp...

- Không để nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng những loại thực phẩm (sữa bò, trứng, các loại đồ biển, đậu nành…) dễ làm bệnh chàm sữa nặng hơn. Vệ sinh vùng mặt/ miệng cho bé sau mỗi lần bú/ ăn.

Giai đoạn chàm rỉ dịch có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề cho trẻ mà cha mẹ không ngờ tới. Do đó, trang bị đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết về bệnh là điều kiện cần và đủ để cha mẹ giúp con thoát khỏi sự đeo bám của bệnh.

>>> Chia sẻ thêm: Mẹ nên ăn gì và kiêng gì khi bé bị chàm sữa mãi không khỏi

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21