Cùng là hai bệnh lý về da thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô, chuyển lạnh nên chàm sữa và nẻ rất hay bị đánh đồng và nhầm lẫn. Những mẹo cực hay dưới đây sẽ là “chìa khóa” giúp các mẹ giải tỏa được nỗi lo và phân biệt hai bệnh lý này một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, có lẽ sẽ rất nhiều mẹ không thể phân biệt đâu là Bệnh chàm sữa, đâu là nẻ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là lý do tại sao các mẹ cần nắm rõ trong lòng bàn tay những biểu hiện riêng có của hai bệnh lý này, có như thế mới chuẩn được đúng bệnh và chữa được đúng cách.
Chàm sữa và nẻ rất dễ bị nhầm lẫn
Những tiêu chí phân biệt bệnh chàm sữa và nẻ ở trẻ:
Tiêu chí phân biệt | Chàm sữa | Nẻ |
Định nghĩa | - Chàm sữa có tên tiếng Anh là atopic dermatitis, tên thường gọi là chàm sữa hay lác sữa là tình trạng viêm da tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Bệnh chàm sữa rất phổ biến ở trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 20% ở những trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi... Chàm sữa là bệnh gây khô da nhiều và rất ngứa ngáy, khó chịu. | - Khô nẻ da là bệnh lý rất phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khô da có thể là 1 bệnh lý nhưng cũng có thể là triệu chứng được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác như vảy nến, viêm da tiết bã (cứt trâu), viêm da cơ địa... |
Triệu chứng | - Xuất hiện hồng ban, sờ khô ráp, xuất hiện vảy nhỏ li ti. - Da khô, bị kéo căng, phá huỷ. Sau đó xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mày, tróc vẩy. - Da viêm, gây ngứa và đau rát. | - Da khô, ráp, ửng hồng, không ngứa. - Bong tróc nhẹ, da không tổn thương.
|
Nguyên nhân | * Bệnh chàm sữa là bệnh viêm da dị ứng, thường là sự kết hợp hai yếu tố: - Yếu tố khởi phát (các yếu tố dị ứng): Ngoài ra, các yếu tố khởi phát dị ứng cũng là những tác nhân gây chàm sữa hoặc khiến chàm sữa trầm trọng hơn. Cụ thể: + Các chất kích thích tại chỗ: quần áo lông cừu, sợi tổng hợp, mồ + Các loại thực phẩm: sữa bò, trứng, các loại đồ biển, đậu nành,… + Các dị nguyên đường hô hấp: bụi nhà, phấn hoa, lông thú, khói, bụi giao thông, khói thuốc lá. + Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp. Yếu tố này gây ra bệnh chàm theo mùa. + Căng thẳng tâm lý, mọc răng, thiếu ngủ. | * Nguyên nhân khiến trẻ bị nẻ là do mất nước, độ ẩm của da hoặc mất lớp dầu tự nhiên trên da có vai trò giữ ẩm. Ngoài ra, còn phải kể đến: - Tắm quá nhiều hay sử dụng quá nhiều xà phóng loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da của trẻ làm da mất độ ẩm, gây khô da, hoặc làm tình trạng khô da trở nên tồi tệ hơn. - Tắm nước clo: độ clo quá cao trong nước có thể gây khô da, thường gặp ở khu đô thị lớn. - Di truyền: thường gặp ở bệnh viêm da cơ địa sẽ gây khô da nhiều hơn. - Đặc biệt, rất nhiều trẻ bị khô da, lột da ngay sau sinh hoặc là khi trẻ được sinh sau 40 tuần. Căn nguyên là sau sinh bác sĩ sẽ lau đi lớp chất gây (có vai trò giữ ẩm và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập da bé). Điều này là hết sức bình thường và sẽ nhanh chóng trở lên tốt hơn sau vài ngày. |
Cách điều trị bệnh
| Để điều trị chàm sữa hiệu quả cần phải kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân: * Điều trị tại chỗ: - Sữa làm dịu da (Emollients)/ kem dưỡng ẩm da: sử dụng đối với chàm sữa thể nhẹ, da chỉ bị khô và hoặc ửng đỏ. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân, từ 1- 2 lần/ ngày. - Sang thương tiết dịch: sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, xanh methylen hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen. - Corticoid bôi (hydrocortisone 1% cho các sang thương vùng mặt, Clobetasone 0,5% ở chi và thân): chỉ định khi chàm sữa ở mức độ trung bình hoặc nặng trong giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính, không quá 7 ngày. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều mẹ lạm dùng hoặc sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ dẫn tới các tác dụng đáng tiếc như sạm da, teo da, sạm da, suy tuyến thượng thận ở trẻ... * Điều trị toàn thân: - Thuốc chống ngứa: thuốc kháng histamin đường uống, dùng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên tốt nhất các mẹ cần lựa chọn hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. - Kháng sinh: chỉ định khi có dấu chứng nhiễm khuẩn: khi có tổn thương tiết dịch mủ, trẻ có sốt, nổi hạch vùng. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, một đợt từ 10-14
| * Nẻ ở trẻ thường được điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà và hiếm khi có sự can thiệp y tế: - Tắm trong thời gian ngắn, sử dụng nước ấm không quá nóng. Bé sẽ không cần tắm mỗi ngày, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông, không khí ẩm thấp. - Cho trẻ ti đủ mỗi ngày và bổ sung đầy đủ nước đặc biệt là vào mùa hè. - Tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa chất tạo bọt, tạo mùi và hóa chất kích ứng cho trẻ. - Nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ nhưng cần cẩn thận vì nó có thể gây trơn trượt, tránh sử dụng sữa tắm có chất khử trùng, trừ khi bé được xác định có bội nhiễm. - Sử dụng kem dưỡng ẩm da cho bé như: Dermeze, Vaseline. Thời gian tốt nhất để sử dụng cho trẻ là sau khi tắm xong để giữ độ ẩm cho da trẻ. - Khô da có thể tái phát trở lại nên mẹ đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là mẹ cần tìm ra là trẻ thường bị khô da, nẻ da vào khoảng thời gian nào trong năm để ngăn chặn bệnh. - Nên mặc cho bé bằng các loại vải tự nhiên như bông, cotton và tránh các vật liệu từ len, mài mòn hoặc xước. - Sử dụng máy làm ẩm trong phòng của trẻ trong những tháng hanh khô, mùa đông để khôi phục lại độ ẩm không khí giúp da không bị khô, nẻ. |
>>> Những Biến chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ