Chàm sữa lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Chàm sữa lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp ở 20% trẻ trong những năm tháng đầu đời, thế nhưng làm thế nào để đối phó lại với bệnh lý này thì thật sự là một vấn đề nan giải.

Chàm sữa, lác sữa thực chất chỉ là một bệnh

Chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh thực chất chỉ là một bệnh. Đó là lời khẳng định của bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW. Trong đó, chàm sữa là thuật ngữ chuyên môn, còn lác sữa là tên gọi trong dân gian thường sử dụng.

Chàm sữa lác sữa rất thường gặp ở trẻ

Chàm sữa lác sữa rất thường gặp ở trẻ

Nói về chàm sữa hay lác sữa, bác sĩ Lộc cho rằng đây là một bệnh lý về da rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là những trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ (từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi).

Hơn 90% mẹ bỉm không biết con đang bị chàm sữa lác sữa

Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh với kê sữa, các bệnh viêm da cơ địa khác… Và có đến hơn 90% bà mẹ dù con mắc bệnh một thời gian khá dài nhưng cũng không biết con đang bị chàm sữa, chỉ đến khi cho con đi thăm khám mới vỡ lẽ bấy lâu con khổ sở là do chàm sữa “hành hạ”.

Thực tế cho thấy, chàm sữa không khó nhận biết như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần tinh ý và dựa vào các dấu hiệu đặc trưng là cho mẹ có thể biết chắc con có bị chàm sữa hay không.

Cụ thể đặc điểm nhận dạng của bệnh chàm sữa như sau: 

- Da trẻ đột nhiên xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước nhỏ li ti, đóng mày và tróc vảy.

Chàm thường mọc ở hai bên má

Chàm thường mọc ở hai bên má

- Vị trí: thường gặp nhất là ở 2 bên má, có tính chất đối xứng, có thể lan da đầu, cổ, tứ chi và thân mình của trẻ.

- Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ thường lấy tay chà lên mặt hoặc cọ, gãi cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, có thể làm một vùng da chảy máu.

- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, ngủ kém từ khi xuất hiện bệnh.

Thông thường chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu vệ sinh da trẻ không tốt hoặc điều trị sai cách sẽ khiến dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, viêm da mủ, chàm bị chốc hóa và để lại sẹo trên da trẻ.

Đọc thêm: Chàm sữa có tự khỏi được không? và chữa thế nào

Chàm sữa lác sữa rất dễ tái phát

Có thể nói, chàm lác sữa là bệnh lý có tính chất dai dẳng và khả năng tái phát cao nhất trong các bệnh lý về da ở trẻ.

Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố dị ứng hoặc các tác nhân gây dị ứng cho nên chỉ cần gặp được môi trường thuận lợi như thay đổi thời tiết, tiếp xúc với yếu tố dễ gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, lông gia súc, thịt bò, sữa tươi, đậu phộng… cũng có thể khiến trẻ tiếp tục bị bệnh chàm sữa “hoành hành”.

Chàm sữa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu

Chàm sữa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu

Nếu không kiêng khem hoặc chăm sóc kỹ càng thì trẻ có thể bị chàm sữa nhiều lần/ năm và mức độ bị lần sau sẽ trầm trọng hơn những lần trước đó. Đặc biệt, khi chàm lác sữa tái phát ngoài việc xuất hiện ở vùng mặt và hai bên má thì bệnh có thể lan xuống chân, tay, thân người của trẻ.

Chàm sữa tuy khó nhưng vẫn có để điều trị dứt điểm

Điểm khác biệt của chàm sữa là nó có thể biến mất khi trẻ lớn lên nhưng sau 4 tuổi mà không khỏi thì có thể dẫn đến chàm thể tạng. Tuy vậy, gần như 100% các ông bố mà mẹ đều không đành lòng nhìn con bị chàm sữa đầy đọa.

Thế nên, họ vận dụng tất cả những kinh nghiệm có sẵn từ bài thuốc dân gian cho đến kem bôi ngoài da, thuốc uống để chữa trị chàm sữa cho con, ấy vậy mà không phải ai cũng có thể đánh bại được chàm sữa.

Theo các chuyên gia y tế, muốn trị được triệt để chàm sữa không phải ngày một ngày hai mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều yếu tố đó là: Lựa chọn đúng sản phẩm trị bệnh, chăm sóc da đúng cách, chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách li trẻ với các tác nhân dị ứng bên ngoài.

Cơ chế bảo vệ da của Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Cơ chế bảo vệ da của Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

* Về sản phẩm trị chàm lác sữa:

Để trị chàm sữa cho trẻ nhanh chóng, hiệu quả, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ, sau nữa sản phẩm đó phải có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa đồng thời có tác dụng giữ ẩm cho da và giúp cân bằng độ pH cho da của trẻ. Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là một trong số đó.

* Chăm sóc da trẻ đúng cách:

Chăm sóc, vệ sinh vùng da bị chàm sữa ở trẻ sai cách sẽ khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng và gây khó khăn trong điều trị. Bởi vậy, để chàm sữa mong chóng biến mất, các mẹ cần nằm lòng những điều sau:

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ nhất là quần áo được làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút cao.

- Không để trẻ cọ sát, gãi, cào cấu lên vùng da bị chàm sữa vì có thể gây chảy máu hoặc bội nhiễm ở trẻ.

- Chỉ tắm cho trẻ bằng nước ấm, không dùng nước quá nóng (sẽ làm da trẻ mẩn đỏ nhiều hơn) hoặc quá nguội (không hiệu quả) để tắm cho trẻ.

Không tắm cho trẻ bằng sữa tắm khi đang bị chàm sữa

Không tắm cho trẻ bằng sữa tắm khi đang bị chàm sữa

- Không tắm cho trẻ bằng sữa tắm hoặc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi trẻ bị chàm sữa.

- Không áp dụng các bài thuốc trị chàm sữa từ dân gian khi chưa được khẳng định về hiệu quả và độ an toàn.

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sỹ.

- Không tự ý bôi các loại kem bôi, thuốc bôi ngoài da cho trẻ nhất là những loại có chứa corticoid vì có thể làm rạn ra, teo da, nhiễm trùng da, suy tuyến thượng thận ở trẻ.

* Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị chàm sữa

- Dị ứng thực phẩm cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng bệnh và khiến bệnh chàm sữa ở trẻ nặng nề hơn. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ mắc chàm sữa mẹ không nên ăn và không cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như: trứng, hải sản, thực phẩm lên men, đậu phộng…

- Có thể bổ sung cho trẻ thêm sữa ngoài nhưng phải xem xét kỹ về độ an toàn của sản phẩm.

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đọc thêm: Chăm sóc da bé khi thời tiết khô hanh

- Vẫn tiếp tục cho trẻ ti sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.

- Bổ sung cho trẻ thêm nhiều thực đơn giàu dưỡng chất và ít có nguy cơ dị ứng như rau xanh, trái cây, sữa chua, cho trẻ uống nhiều nước…

* Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng:

Cách li với những tác nhân gây dị ứng hoặc các yếu tố làm gia tăng bệnh và khiến bệnh nặng thêm chính là cách giúp rút ngắn quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ hữu hiệu nhất. Để làm được điều này, cha mẹ nên:

- Tránh mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp.

-  Không để trẻ tiếp xúc với lông thú bông, thú nuôi và bụi bẩn.

- Luôn giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, không để môi trường quanh trẻ bị thay đổi nhiệt độ quá nhanh.

Với những kiến thức rất tổng hợp vừa rồi chắc hẳn các mẹ phần nào đã hiểu hơn về chàm sữa. Từ giờ, đừng mẹ nào nhầm lần chàm sữa nữa nhé.

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status