Mách mẹ cách phân biệt chàm sữa và mụn sữa “dễ như ăn kẹo”

Chàm sữa, mụn sữa hay kê sữa là những cái tên vô cùng lạ lẫm với không ít người lần đầu làm cha làm mẹ. Phân biệt sự khác nhau giữa các bệnh lý là điều kiện cần và đủ để cha mẹ dễ dàng đưa ra được cách điều trị phù hợp. Vậy, làm cách nào phân biệt chàm sữa và mụn sữa dễ dàng nhất? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.

Chàm sữa và mụn sữa khác nhau ở điểm nào?

Bệnh chàm sữamụn sữa là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng chính vì thế mà không ít cha mẹ đã đánh đồng hai bệnh là một dẫn tới cách điều trị sai. Trên thực tế, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Chàm sữa và mụn sữa là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau

Chàm sữa và mụn sữa là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau

Chàm sữa chính là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis, thường tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Bệnh chàm rất phổ biến ở trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh từ 10-20%. Trong khi đó, mụn sữa hay còn gọi là nang kê, tên tiếng Anh là Milia, là các mụn trắng nhỏ li ti mọc thành đám, xuất hiện trên mũi, cằm hoặc má, mắt, mí mắt của bé. Milia rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngoài tên gọi khác nhau, nguyên nhân dẫn tới bệnh cũng như cách điều trị của chàm sữa và mụn sữa cũng khác “một trời một vực”. Hãy cùng so sánh nhé:

Tiêu chí phân biệt

Chàm sữa

Mụn sữa

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm thường kết hợp hai yếu tố:

- Cơ địa dị ứng: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân này. Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh: suyễn, sổ mũi kéo dài, nổi mề đay…

- Yếu tố khởi phát (các yếu tố dị ứng):

+ Các chất kích thích tại chỗ bao gồm: Quần áo lông cừu, sợi tổng hợp, mồ hôi ứ đọng nhiều, xà bông, chất tẩy rửa, một số thuốc bôi ngoài.

+ Các loại thực phẩm: sữa bò, trứng, các loại đồ biển, đậu nành,…

+ Các dị nguyên đường hô hấp: bụi nhà, phấn hoa, lông thú, khói, bụi giao thông, khói thuốc lá…

+ Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp là yếu tố gây nên bệnh chàm theo mùa.

+ Căng thẳng tâm lý, mọc răng, thiếu ngủ.

Nguyên nhân chưa rõ ràng. Thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá ( do kích thích tố dư thừa của mẹ chuyển qua sữa vào cho bé). Khác với mụn trứng cá, các mụn sữa không có biểu hiện viêm sưng lên.  Ở trẻ lớn hơn và người lớn, milia thường liên quan đến một số tổn thương cho da, chẳng hạn như: phồng rộp da, bỏng da, sử dụng lâu dài các loại kem steroid...

- Mụn sữa còn được gây ra bởi các tế bào da chết bị kẹt (keratin) trong da của bé làm tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Keratin là một protein được tìm thấy ở các mô da, móng, tóc.

- Do các tuyến dầu (tuyến bã nhờn) bị tắc nghẽn. Khi các tuyến dầu của em bé mở rộng và mở ra trong vài ngày hoặc vài tuần, các mụn sẽ tự biến mất.

 

 

 

Triệu chứng

+ Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có tính đối xứng, những lần tái phát sau có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới, các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót. Trường hợp nặng có thể lan ra toàn thân.

+ Bệnh khởi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da/ mảng hồng ban, phù nhẹ, có giới hạn thường không rõ ràng, ngứa, sau đó trên nền hồng ban đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, nhỏ, to dần hoặc tập hợp lại thành bóng nước. Các mụn dễ vỡ do bé chà gãi hoặc tự vỡ,  chảy dịch xuất tiết và đóng vảy tiết, da khô bong tróc vảy.

+  Nếu diễn tiến tốt, các triệu chứng biến mất, da sẽ trở về bình thường sau vài tuần.

+ Nếu diễn tiến xấu các sang thương tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan ra nhiều nơi khác. Tổn thương có thể bị bội nhiễm  (vi khuẩn, virus, nấm), khi đó dịch tiết có mủ, bé bị sốt và hạch vùng lân cận sưng đau.

+ Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn các thức ăn gây dị ứng thì bệnh viêm da cơ địa giảm rõ rệt. 

+ Bệnh hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.

+ Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.

 

Mụn thường xuất hiện trên mũi, cằm hoặc má của bé. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác, chẳng hạn như thân mình và tay chân.

Mụn không gây ngứa cũng không gây đau. Tuy nhiên nó gây ra sự không thoải mái, đặc biệt khi quần áo/ ga giường thô làm kích thích mụn và đỏ lên.

Mụn sữa dễ bị nhầm lẫn với mụn ngọc trai Epstein - mụn nhỏ trắng này có thể xuất hiện trên lợi của em bé hoặc vòm họng. Một số trẻ cũng phát triển thành mụn trứng cá, thường có đặc điểm là mụn nhỏ đỏ và mụn mủ nhỏ trên má, cằm và trán, có thể xảy ra khi có hoặc không có mụn sữa. Nên milia thường được gọi không chính xác là "mụn trứng cá ở trẻ".

Milia sơ sinh: Tình trạng này phát triển ở trẻ sơ sinh và hồi phục trong vòng vài tuần. Các nang thường thấy trên mặt, da đầu và trên thân. Theo Trường Y Stanford, milia xảy ra ở khoảng 40 % trẻ sơ sinh. Trên thực tế, 40 đến 50 % trẻ sơ sinh có milia trên da trong vòng một tháng sau khi sinh, theo một đánh giá năm 2008 . Nhưng milia cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Nếu tình trạng da của bé không cải thiện trong vòng 3 tháng cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng này

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh chàm được chẩn đoán khi bệnh nhân có dấu hiệu ngứa da kèm theo ít nhất 3 trong 5 triệu chứng sau đây:

- Khởi bệnh dưới 2 tuổi

- Da khô

- Viêm da ở các nếp gấp lớn (nhìn thấy hay trong tiền sử)

- Tiền sử có ngứa các nếp da như khuỷu tay, khoèo chân,…

- Tiền sử gia đình hoặc cá nhân mắc bệnh suyễn, dị ứng...

Chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng không cần làm các xét nghiệm

Cách điều trị

Để điều trị chàm sữa, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra chỉ định:

- Điều trị tại chỗ:

+ Sữa làm dịu da (Emollients)/ kem dưỡng ẩm da: sử dụng đối với chàm nhẹ, da chỉ bị khô và/hoặc ửng đỏ. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân, từ 1 đến 2 lần một ngày.

+ Sang thương tiết dịch: Sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, xanh methylen hoặc rửa bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen

+ Corticoid bôi (hydrocortisone 1% cho các sang thương vùng mặt, Clobetasone 0,5% ở chi và thân): chỉ định khi chàm ở mức độ trung bình hoặc nặng trong giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính, không quá 7 ngày. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều mẹ lạm dùng hoặc sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ dẫn tới các tác dụng không mong muốn như sạm da, teo da…

- Điều trị toàn thân:

+ Thuốc chống ngứa: thuốc kháng histamin đường uống, dùng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Thuốc có nhiều tác dụng phụ, nên lựa chọn hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

+ Kháng sinh: chỉ định khi có dấu hiệu của chứng nhiễm khuẩn: khi có tổn thương tiết dịch mủ, trẻ có sốt, nổi hạch vùng. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10-14

ngày.

Sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để vệ sinh vùng da bị bệnh hàng ngày giúp kháng viêm, giảm ngứa và làm dịu da bé.

Cách chăm sóc da

Tránh yếu tố khởi phát như:

- Dị nguyên tiêu hóa do ăn uống

- Dị nguyên tiếp xúc: các tác nhân gây kích ứng da

- Dị nguyên hô hấp

- Giữ phòng ngủ của trẻ luôn thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton.

- Không cho bé cào gãi, chà xát

-Tắm cho bé hàng ngày với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng pha với nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da.

- Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.

- Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần.

- Giữ độ ẩm không khí trong phòng.

- Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh chàm nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.

- Giữ cho vùng da bị bệnh của bé luôn sạch sẽ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với chiết suất 100% từ thảo dược tự nhiên

- Lau nhẹ nhàng vùng da bị bệnh. Không nặn mụn hoặc chà xát mụn của bé. Bạn có thể gây đau rát, sưng tấy nhiều hơn hoặc gây nhiễm trùng.

- Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm, kem dưỡng da hoặc dầu trên mặt bé

 >>> ĐỌC THÊM:

Biến chứng của bệnh chàm sữa khiến mẹ thất kinh

Chàm sữa có nên tiêm phòng không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status