Bé ngứa ngáy cả ngày, khóc nhiều, nổi mụn tùm lum vì bé bị chàm khô đó mẹ ơi. Thay vì lo lắng không yên, mẹ hãy xem ngay các dấu hiệu và cách chữa trong bài viết này để con lại khỏe lại vui mẹ nhé.
Có những dấu hiệu này chứng tỏ bé bị chàm khô mẹ ơi!
Đúng như tên gọi của bệnh luôn, khi bé bị chàm khô (chàm sữa) vùng da hai má khi sờ vào cảm nhận rõ rệt sự thô ráp, không còn mịn màng phúng phính nữa. Đôi khi còn có vảy liti trên da nữa đó mẹ ạ. Dấu hiệu thứ hai là bé ngứa ngáy suốt ngày, cơ thể khó chịu vô cùng nên dẫn tới khóc nhiều, bú ít. Hệ quả là bé sẽ chậm phát triển hơn so với những bé cùng lứa tuổi đó mẹ ơi.
Khoảng 20% trẻ sơ sinh mắc phải bệnh chàm khô
Dấu hiệu thứ ba là hai má nổi mụn đỏ liti, nguyên nhân là do ngứa nên bé hay đưa tay lên chà mặt khiến vùng da này bị tổn thương, viêm nhiễm. Dấu hiệu thứ tư, ngoài hai má thì các vùng da nếp gấp như mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay của bé có vảy trắng không đều nhau. 99% các mẹ bỉm khi phát hiện chàm khô ở trẻ em đều hốt hoảng khi không biết nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu thông tin để từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.
Thông thường bé bị chàm khô do hai nguyên nhân chủ yếu: Di truyền và các yếu tố bên ngoài. Nếu do di truyền cha mẹ khó mà thay đổi được, nhưng các yếu tố bên ngoài như: Thực phẩm, thời tiết, môi trường, các dị nguyên đường hô hấp (bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa, lông động vật…) mẹ có thể lường trước và hạn chế để trẻ tiếp xúc.
Tìm hiểu: Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Dứt điểm chàm khô ở trẻ em bằng phương pháp đơn giản
Chàm khô ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bé chậm phát triển, bệnh hay tái phát và khó điều trị dứt điểm. Do đó, để đẩy lùi bệnh chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng ngay các phương pháp này:
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm khô cho bé mỗi ngày
1. Vệ sinh da bé sạch sẽ
Vi khuẩn và các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh có thể khiến bệnh chàm khô ở trẻ thêm nặng. Hãy đảm bảo làn da của con luôn được vệ sinh sạch sẽ để thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Không nên dùng các loại sữa tắm có hóa chất tẩy rửa mạnh, chất tạo mùi, tạo bọt mẹ nhé vì chúng có thể khiến da trẻ khô hơn, kích ứng và nhiễm trùng.
2. Để trẻ tránh xa các yếu tố gây bệnh
Như đã nói, bé bị chàm khô có thể đến từ các yếu tố gây dị ứng từ môi trường bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu. Vì vậy, muốn chàm nhanh hết và hạn chế tái phát mẹ hãy bảo vệ con khỏi những mối nguy hiểm này nhé.
3.Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé
Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho bé
Kem dưỡng ẩm giúp làn da khô ráp của bé nhanh chóng mịn màng trở lại do được cung cấp độ ẩm thường xuyên. Khi da bé mất cảm giác khô ráp, tình trạng bong tróc, nổi mẩn đỏ sẽ không còn nữa.
Mẹ nên lựa chọn kem dưỡng ẩm an toàn, phù hợp với trẻ sơ sinh, được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất và các chất phụ gia gây kích ứng. Nên thoa 2 lần/ngày cho bé sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm.
4.Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được dùng trong các trường hợp bệnh chàm bị bội nhiễm, chảy dịch và cần theo đơn của bác sĩ kê. Tuyệt đối không nên tự ý cho bé sử dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi nào nên đưa trẻ tới bác sĩ?
Bệnh chàm khô đã phần sẽ hết sau một thời gian nếu cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, với những trường hợp phát triển thành chàm bội nhiễm, nhiễm trùng cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đọc thêm:
- Bộ đôi loại bỏ chàm sữa hàng đầu Việt Nam hiệu quả nhất