Chàm sữa thời tiết và những điều cần lưu ý

Cứ mỗi khi thời tiết hanh khô hoặc trở lạnh là y như rằng hai má bé Nguyên An (8 tháng tuổi), con gái chị Vân (Bắc Ninh) lại bị chàm sữa “ghé thăm” với những mẩn đỏ rồi trở thành mụn nước li ti, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Mỗi lần như thế, chị Vân lại khổ sở tìm cách chữa trị cho con.

Tại sao lại gọi là chàm sữa thời tiết?

Cũng như chị Vân, rất nhiều bà mẹ vô hoảng hốt khi hôm trước da dẻ con vẫn mịn màng, sáng đẹp mà hôm sau đã khô ráp, mẩn đỏ chỉ vì trái gió trở trời. Để rồi mỗi lần bế con đi đâu lại nhận được những ánh mắt dò xét, những câu hỏi như xát muối vào lòng: “Sao lại để bé với gương mặt thế kia?”. Theo các chuyên gia y tế, chàm sữa thời tiết là cụm từ dùng để chỉ việc bệnh chàm sữa ở trẻ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đó có thể là tiết trời hanh khô, chớm lạnh hoặc bỗng chuyển rét sâu, rét đậm. Thời tiết thay đổi không chỉ khiến trẻ dễ bị các bệnh về đường hô hấp mà còn khiến trẻ (từ 0 đến 2 tuổi) rước thêm chàm sữa vào người.

Chỉ cần thời tiết thay đổi là chàm sữa xuất hiện ngay

Chỉ cần thời tiết thay đổi là chàm sữa xuất hiện ngay

Về bản chất, chàm sữa hay lác sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh viêm da dị ứng nên chỉ cần tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng hóa chất, bụi bẩn, lông vật nuôi… là có thể khiến trẻ “dính” bệnh.

Dấu hiệu khi trẻ bị chàm sữa thời tiết là mặt hoặc hai bên má của trẻ khô ráp, nổi mụn nước li ti, mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài việc “đóng đô” ở vùng mặt, chàm sữa thời tiết còn có thể len lỏi xuống nếp gấp cổ, khủy tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân và thân mình của trẻ. Đặc biệt, chàm sữa thời tiết rất thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng nhất là khi trời chuyển lạnh. Bởi vậy, mẹ cần dành cho bé một chế độ chăm sóc kỹ càng khi mùa đông đến.

>>> Bệnh Chàm thể tạng ở trẻ em và những điều cần biết

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa thời tiết?

Việc cách li trẻ hoàn toàn với thời tiết hanh khô hoặc lạnh là điều không thể, sau nữa mẹ cũng thể “một tay che bầu trời” để hô biến mùa đông không còn giá rét. Bởi vậy, cách duy nhất là mẹ phải “sống chung với lũ” và tìm cách tiêu diệt “lũ” nhanh nhất để con sớm khỏe mạnh và vui vẻ trở lại.

Chàm sữa thời tiết thường tái đi tái lại

Chàm sữa thời tiết thường tái đi tái lại

Để chàm sữa thời tiết không còn cửa hoành hành, mẹ cần tổng lực chăm sóc trẻ toàn diện từ A – Z. Cụ thể:

* Vệ sinh vùng da trẻ bị chàm sữa đúng cách:

- Việc không được chăm sóc da đúng cách sẽ khiến chàm sữa ở trẻ dai dẳng, khó chữa đồng thời có thể gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn da, rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.

Do đó, để chàm sữa mau chóng biến mất mẹ nên ưu tiên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên – rất an toàn lại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giúp trị chàm sữa hữu hiệu chỉ sau 5-7 ngày sử dụng. Sản phẩm còn giúp cân bằng độ pH cho da và giúp da tái tạo phục hồi rất nhanh chóng.

 Không còn nỗi lo chàm sữa nhờ Bột tắm Nhân Hưng

Không còn nỗi lo chàm sữa nhờ Bột tắm Nhân Hưng

- Dưỡng ẩm cho da trẻ: Khó có thể khẳng định chỉ cần dưỡng ẩm cho da trẻ thường xuyên là sẽ giúp trẻ tránh xa được chàm sữa.

Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng, việc kiên trì dưỡng ẩm sẽ vừa giúp phòng ngừa bệnh chàm sữa lại giúp việc trị chàm sữa nhanh chóng hơn (giúp da bớt khô, nứt nẻ, giảm ngứa và dịu nhẹ làn da). Để dưỡng ẩm cho da trẻ đúng cách, mẹ chỉ nên lựa chọn dòng kem của thương hiệu uy tín, vừa an toàn lại giúp tạo độ ẩm cho da và có thể chống viêm để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Mẹ tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa corticoid vì sẽ làm teo da, rạn da và suy tuyến thượng thận ở trẻ. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm hoặc vệ sinh da cho trẻ, ngày 1-2 lần khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh.

- Không tắm, vệ sinh cho trẻ bằng nước quá nóng hoặc quá nguội.

- Ngưng sử dụng xà phòng, sữa tắm khi trẻ đang bị chàm sữa vì có thể gây kích ứng da ở trẻ.

- Không tắm, vệ sinh cho trẻ bằng bài thuốc trị chàm sữa được lưu truyền trong dân gian, nhất là khi da trẻ đang bị tấy đỏ, trầy xước hoặc rỉ nước.

- Đeo bao tay, cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để trẻ không cào cấu, gãi lên vùng da bị bệnh.

 Môi trường sống sạch sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn

Môi trường sống sạch sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn

* Giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn thoáng mát:

- Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi của trẻ sạch sẽ, gọn gàng.

- Cân bằng độ ẩm trong phòng trẻ, đảm bảo phòng không quá khô, không quá nóng cũng không quá ẩm thấp.

- Không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú bông, lông chó, lông mèo.

- Cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton để tạo sự thoải mái và thoáng mát, tránh dùng len hoặc các vật liệu tổng hợp cũng như các loại bột giặt tẩy rửa có nồng độ pH quá cao vì sẽ gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của trẻ.

* Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý:

- Nếu trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng chất ARA – chất chống lại dị ứng rất hiệu quả. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng qua đường sữa như: đậu phộng, thịt bò, thực phẩm lên men…

- Mẹ nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Với những trẻ ăn dặm: Mẹ có thể kết hợp bổ sung sữa mẹ với sữa ngoài, bên cạnh đó cho bé ăn thêm các thực phẩm tránh khô da như cá mòi, cá hồi, dầu hạt lanh… và tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây mẫn cảm và dị ứng.

>>> Bị chàm sữa bôi thuốc gì cho bé nhanh khỏi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21