Bị chàm sữa bôi thuốc gì để đạt hiệu quả tốt nhất

Bé bị chàm sữa nên bôi thuốc gì để đạt hiệu quả tốt nhất là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trên thực tế, chàm sữa là bệnh có liên quan tới cơ địa dị ứng và thường xuyên tái đi tái lại, do đó việc lựa chọn thuốc bôi là điều vô cùng quan trọng, quyết định tới hiệu quả điều trị.  Làm sao để biết thuốc nào an toàn, thuốc nào gây hại cho bé? Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

20% trẻ sinh ra mắc phải chàm sữa

Theo thống kê, khoảng 20% trẻ sinh ra mắc phải chàm sữa trong giai đoạn từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng, nghĩa là được các gene chi phối, và thường có tính chất gia đình (trong nhà có người bị bệnh dị ứng: mề đay, chàm, hen...).

Trên một người có sẵn cơ địa dị ứng, khi gặp đúng tác nhân gây dị ứng đặc hiệu (bụi, lông súc vật, đồ ăn...) thì tình trạng dị ứng xảy ra có thể biểu hiện ngoài da hay nhiều cơ quan khác.

Bị chàm sữa bôi thuốc gì - Khoảng 20% trẻ sinh ra mắc phải chàm sữa trong giai đoạn từ 2 tháng đến 2 tuổi

Khoảng 20% trẻ sinh ra mắc phải chàm sữa trong giai đoạn từ 2 tháng đến 2 tuổi

Để nhận biết bé có bị bệnh chàm sữa hay không khá đơn giản, chỉ cần nhìn các biểu hiện lâm sàng ngoài da. Với những trẻ có làn da căng, khô đỏ tấy, xuất hiện mụn nước kèm rỉ nước, sau đó da sẽ khô và bong tróc…thì chắc chắn bé đã mắc phải bệnh lý chàm sữa và cần được điều trị, chăm sóc kịp thời.

Điểm danh các loại thuốc điều trị chàm sữa cho bé

Trẻ sơ sinh mắc phải chàm sữa cần được bố mẹ chăm sóc, điều trị với một chế độ đặc biệt. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh da bé đúng cách, nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn điều trị chàm sữa cho bé bằng các loại thuốc bôi ngoài da, dung dịch và kem dưỡng ẩm hiện đang bán rộng rãi ngoài thị trường. Có thể kể đến các loại thuốc như:

 Bị chàm sữa bôi thuốc gì - Kem giữ ẩm da giúp ngăn ngừa dấu hiệu khô da

Kem giữ ẩm da giúp ngăn ngừa dấu hiệu khô da khi bé bị chàm sữa

Kem giữ ẩm da: Thông thường khi bé mắc phải chàm sữa sẽ có dấu hiệu khô da, dó đó, các loại kem giữ ẩm da sẽ phát huy công dụng trong việc làm mềm da bé, tránh hiện tượng nứt nẻ gây đau rát. Các loại kem giữ ẩm hiện đang bán trên thị trường như: cetaphil, ceradan, physioge…

Bị chàm sữa bôi thuốc gì - Sử dụng kem bôi cần theo chỉ dẫn của chuyên gia da liễu

Sử dụng kem bôi cần theo chỉ dẫn của chuyên gia da liễu

Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng serum Oaobi đạt hiệu quả tốt nhất

Để sử dụng, cha mẹ nên thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm. Sau đó thoa kem bổ sung ngày 2-4 lần. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cho bé, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để chắc chắn sẽ không gây nên tình trạng kích ứng da bé.

Thuốc chống viêm trị chàm sữa: Đa phần các loại thuốc chống viêm đang tồn tại dưới dạng kem có chứa corticoid dùng để thoa tại chố trong giai đoạn chàm cấp. Các thuốc đó là hydrocortisol 1% hoặc clobetasol butyrate 0,05% thoa ngày 1-2 lần.

Bị chàm sữa bôi thuốc gì - cẩn trọng với các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng trị chàm sữa cho bé

cẩn trọng với các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng trị chàm sữa cho bé

Cha mẹ đặc biệt lưu ý không nên lạm dụng quá mức các loại thuốc chống viêm trị chàm sữa này. Trước khi sử dụng, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn cách thoa thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Bởi vì những loại này có hiệu quả rất nhanh, dường như có tác dụng tức thì sau khi dùng một thời gian ngắn, chàm sẽ lặn đi và trẻ hết ngứa.

Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thuốc có thể thấm qua da và đi vào máu gây tác dụng toàn thân. Thuốc chứa corticoid nếu dùng kéo dài có nhiều tác dụng phụ đáng kể như: loãng xương, chậm tăng trưởng ở trẻ, phù, tăng huyết áp... Tác dụng phụ tại chỗ thì thuốc có thể gây teo da, sạm da…

Khi trẻ bị sang thương đang bội nhiễm, rỉ dịch nhiều thì có thể dùng kem  millian 1 % hoặc eosine 2 % thoa ngày 2 lần.

Thuốc điều trị triệu chứng giảm ngứa: Đó là kháng histamin như chlorpheniramin, alimemazin...Mặc dù đem lại hiệu quả tức thì nhưng dòng thuốc này cũng được khuyến cáo không nên lạm dụng để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.

Kháng sinh: Thuốc kháng sinh vốn chỉ được dùng cho trẻ trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng (tạo mụn mủ, bé sốt...). Cha mẹ nên ưu tiên chọn loại kháng sinh có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.

Test sữa: Nếu bác sĩ nghi bé có dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đổi sữa sang uống sữa thủy phân đạm 2-3 tuần sau đó thử lại hoặc hướng dẫn chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú.

 Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để điều trị

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để điều trị

Bột tắm từ thảo dược tự nhiên: Bên cạnh các loại thuốc như đã kể trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm đặc trị chàm sữa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, điển hình là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Mặc dù mới xuất hiện nhưng sản phẩm đã chiếm được sự ưu ái của hàng nghìn bậc cha mẹ bởi tính an toàn, tiện lợi cũng như hiệu quả tức thì sau 3-5 ngày.

Với 100% thảo dược tự nhiên: Tinh chất Hoàng liên, tinh dầu Mùi, Berberin thực vật từ các loại tảo biển… Bột tắm trẻ em Nhân Hưng được các chuyên gia khẳng định công dụng: Kháng khuẩn, sạch da, an toàn, hiệu quả.

Ngoài điều trị dứt điểm chàm sữa, sản phẩm còn đặc trị các bệnh ngoài da ở trẻ như: Hăm tã, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

 1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy

Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
 2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
 3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

 

- Hòa tan 1  gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp  xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc bôi điều trị chàm sữa cho bé được bán tràn lan trên thị trường, vì vậy trước khi quyết định sử dụng cho con, mẹ nên cân nhắc kỹ càng, tìm hiểu tường tận để tránh gây nên tình trạng kích ứng cho bé. Trong trường hợp chàm sữa tiến triển nặng, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>>> Tìm hiểu thêm: Bé nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bệnh gì?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status